5. Bố cục của đề tài
2.4.1. Những ưu điểm
“Thứ nhất, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã chủ động cụ thể hóa các quy định của Nhà nước và những quy định của cơ quan cấp trên để triển khai phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường. Đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và áp dụng Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.”
“Thứ hai, quy trình đánh giá, xếp loại theo nhiều cấp khác nhau từ bản thân viên chức tự đánh giá đến trưởng các đơn vị và cuối cùng là Hội đồng đánh giá Nhà trường. Đồng thời có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể trong quá trình đánh giá giữa các chủ thể đánh giá. Điều này làm cho công tác đánh giá, xếp loại viên chức được dễ dàng, thuận lợi hơn.”
“Thứ ba, tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức đã phản ánh được các nhiệm vụ cơ bản của viên chức trong các trường đại học công lập theo đúng tinh thần của các văn bản quy định về đánh giá, xếp loại viên chức của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Việc đánh giá, xếp loại loại viên chức đã gắn với tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng; gắn với chất lượng hiệu quả công việc; có các tiêu chí đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng, hiệu quả, trách nhiệm công việc và ý thức tổ chức kỷ luật, được định lượng thông qua các mức điểm trên phiếu đánh giá tháng.”
“Thứ tư, việc triển khai đánh giá theo tháng và xây dựng biểu chấm điểm đánh giá tháng đối với từng đối tượng viên chức khác nhau của Nhà trường cũng là một ưu điểm nổi bật so với các đơn vị sự nghiệp công lập khác, góp phần tạo thuận lợi cho công tác đánh giá, xếp loại viên chức được thuận lợi, kịp thời.”
“Thứ năm, kết quả đánh giá, xếp loại viên chức là căn cứ để khen thưởng kỷ luật và thực hiện một số nội dung quản lý viên chức khác đã phần nào tạo được sự động viên, khích lệ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.”