Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.DOC (Trang 32)

5. Bố cục của đề tài

3.2.1. Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu

“Công tác đánh giá, xếp loại viên chức có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý

viên chức trong nhà trường nên cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng ủy cũng như của Ban giám hiệu nhà trường. Để công tác đánh giá, xếp loại viên chức thể hiện đúng vai trò và bản chất của nó, phát huy được những thế mạnh cũng như loại bỏ dần những mặt còn hạn chế, cần sự thống nhất từ trên xuống dưới về tư tưởng cũng như về hành động.”

“Đảng ủy và Ban giám hiệu có quyền và trách nhiệm lớn trong việc phê duyệt và ban hành các quy định, quy chế liên quan đến công tác đánh giá, xếp loại viên chức. Để có được những quyết định chính xác và đúng đắn, cần có một quy trình cụ thể, rõ ràng trong quá trình dự thảo, lấy ý kiến, nhận phản hồi, chỉnh sửa và tiếp nhận ý kiến tham mưu của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trước khi ban hành.”

“Tiếp đó, Đảng ủy và Ban giám hiệu là chủ thể cuối cùng thẩm định kết quả đánh giá, xếp loại của viên chức trước khi ban hành. Để kết quả này phản ánh đúng và chân

thực, Đảng ủy và Ban giám hiệu cũng phải sát sao với tình hình thực tế, qua đó có những điều chỉnh về quy trình, phương pháp, kết quả đánh giá xếp loại sao cho hợp lý với điều kiện hoàn cảnh.”

“Hơn nữa, có được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường, toàn bộ viên chức sẽ nhận thức rõ ràng hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình khi tham gia công tác đánh giá, xếp loại thường xuyên. Điều này sẽ tạo thuận lợi để công tác đánh giá, xếp loại diễn ra minh bạch, đạt hiệu quả cao hơn.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.DOC (Trang 32)