5. Bố cục của đề tài
3.2.5. Đổi mới phương pháp, tiêu chí, trình tự đánh giá, xếp loạichất lượng
chức của Trường đại học Nội vụ Hà Nội
“Phương pháp đánh giá viên chức: Nhà trường nên sử dụng kết hợp giữa một số phương pháp như: phương pháp đánh giá theo mục tiêu (kết quả thực hiện công việc), phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí và lấy ý kiến phản hồi của người tiếp nhận dịch vụ (người học). Trong đó, phương pháp đánh giá theo kết quả thực hiện công việc làm chủ đạo, đồng thời ý kiến phản hồi của người học là một kênh thông tin phản hồi quan trọng về ý thức, thái độ, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc của viên chức.”
“Tiêu chí đánh giá, xếp loại: Nhà trường nên xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại chung và tiêu chí riêng cho từng loại viên chức. Từ chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí công việc sẽ xác định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và căn cứ vào đây để xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức. Tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức phải căn cứ vào những sản phẩm khách quan có liên quan tới kết quả hoạt động của viên chức và có thể đo lường được. Tiêu chí đánh giá, xếp loại không chỉ chú trọng vào hiệu quả công tác thực tế, mà cũng cần phải chú trọng đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức và sự cố gắng, nỗ lực của viên chức.”
“Trình tự đánh giá, xếp loại: Có kế hoạch định kỳ tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giám sát, kiểm tra về công tác đánh giá, xếp loại viên chức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho người đứng đầu, cấp ủy và bộ phận tham mưu về công tác đánh giá, xếp loại viên chức.”
“Nâng cao năng lực cơ quan tham mưu về công tác cán bộ: đảm bảo việc đánh giá, xếp loại viên chức phải thật sự công tâm, khách quan; phải am hiểu, nắm chắc đặc điểm của từng đơn vị, đối tượng viên chức; cần mạnh mẽ, quyết liệt nếu viên chức có 02 năm (không liên tục) không hoàn thành nhiệm vụ sẽ cần thay thế, bố trí công việc khác phù hợp.”