5. Bố cục của đề tài
3.2.3. Nâng cao nhận thức của viên chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về
“Công tác đánh giá, xếp loại viên chức còn mang tính chủ quan, đôi khi cảm tính. Do đó cần nâng cao nhận thức của viên chức về công tác đánh giá, xếp loại, phải hiểu đúng, hiểu đủ thì khi tham gia đánh giá mới khách quan. Đánh giá, xếp loại phải dựa trên kết quả công việc chứ không dựa trên con người, hướng tới việc đánh giá, xếp loại viên chức dựa trên kết quả công việc và những nỗ lực cố gắng trong quá trình thực hiện công việc.”
“Đối tượng được đánh giá, xếp loại hay chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại đều phải có ý thức trách nhiệm cao đối với quá trình và kết quả đánh giá, xếp loại. Bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác này. Nếu không, toàn bộ quá trình đánh giá, xếp loại sẽ không mang lại kết quả. Phải làm cho mọi viên chức hiểu được ý nghĩa của công tác đánh giá, xếp loại đối với tổ chức và đối với cá nhân mình, từ đó họ sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm hơn khi tham gia vào quy trình đánh giá, xếp loại.”
“Thông qua tuyên truyền, họp (chính thức hay không chính thức); thông qua các quy định rõ ràng, hệ thống tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng đối tượng đã được ban hành; thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể như công đoàn, Đoàn thanh niên, chi đoàn cán bộ liên quan đến công tác đánh giá, xếp loại, viên chức sẽ có cơ hội để nhận thức rõ ràng hơn về công tác quan trọng này.”
3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác đánh giá,xếp loại chất lượng viên chức