7. Kết cấu của luận văn:
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Việt Nam
Thứ nhất, để HĐV đạt hiệu quả cao hơn đề nghị Ngân hàng Agribank Việt Nam đề ra nhiều sản phẩm HĐV và có chương trình quảng cáo, tiếp thị chung cho toàn hệ thống để tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực HĐV cho các Chi nhánh.
Thứ hai, đề nghị Ngân hàng Agribank Việt Nam tăng cường trang thiết bị làm việc, nâng cấp phần mềm ngân hàng bán lẻ, từ đó tạo điều kiện cho các chi nhánh triển khai các sản phẩm mới thu hút khách hàng.
Thứ ba, có kế hoạch trang bị cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Agribank Việt Nam một mạng lưới ATM với những máy móc thiết bị hiện đại, tính năng sử dụng cao, tổ chức mạng lưới ngân hàng đại lý phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, tiện lợi, an toàn.
Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong điều kiện hoạt động hiện nay cơ sở vật chất là một trong những yếu tố khá vững mạnh để tạo lòng tin cho
người gửi tiền. Ngân hàng phải xây dựng được trụ sở làm việc với quy mô rộng lớn, vị trí thuận tiện khang trang hiện đại, thời gian phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người gửi tiền. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh HĐV cho ngân hàng.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại.
- Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
- Ngoài ra, Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng.
+ Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới
- Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng.
- Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo
cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Thứ tư, quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ. Không ngừng nâng cao công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, thay đổi phương pháp tuyển dụng cán bộ theo hướng phân cấp cho địa phương như trước đây và có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức về quản trị, về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài nước nhằm bắt kịp sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay.
Thứ năm, hỗ trợ cho chi nhánh trong việc phát triển hoạt động Marketing về kinh phí quảng cáo.
Thứ sáu, chủ động nắm bắt tình hình kinh tế, diễn biến cung - cầu vốn trên thị trường để có phương án HĐV thích hợp.
Thứ bảy xây dựng kho dữ liệu khách hàng cho toàn bộ hệ thống giúp bộ phận kinh doanh có được thông tin nhanh chóng về khách hàng khi tiếp cận.
Thứ tám, về chính sách huy động vốn:
Đứng trước tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trước mắt là những thách thức khi thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng, thì hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung, Agribank lại đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao hơn nữa. Đó là chương trình tái cơ cấu tổ chức - chuyển đổi chiến lược và văn hóa doanh nghiệp. Để đạt được điều đó Agribank đã đặt ra mục tiêu:
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác phát triển, thường xuyên tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan từ trung ương tới địa phương, với các Ngân hàng bạn trong cũng như ngoài khu vực, cụ thể :
+ Với các Ngân hàng bạn: phát triển quan hệ hợp tác theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, hợp tác kinh doanh cùng có lợi, phát huy thế mạnh phục vụ đầu tư phát triển, cùng đàm phán ký kết làm đối tác cho vay hợp vốn
đối với các dự án có quy mô lớn, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
+ Với các chi nhánh cùng hệ thống: hợp tác chặt chẽ, phối hợp thực hiện các chủ trương chính sách như: chính sách lãi suất, chính sách khách hàng… tạo nên một hệ thống nhất trong toàn hệ thống.
+ Với bản thân Ngân hàng: không ngừng hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua Ngân hàng, phát huy những thế mạnh sẵn có.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần có một chính sách tiền tệ ổn định, điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường, vận dụng công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộc
Thứ hai, đề nghị chi nhánh NHNN tỉnh tiếp tục tăng cường vai trò quản lý giám sát thường xuyên việc chấp hành đúng các qui định về gửi tiền tạm thời nhàn rỗi đã ban hành trong hoạt động của các ngân hàng đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách đối với mô hình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và hệ thống ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, bền vững.
Thứ tư, cùng với Chính phủ, NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các NHTM thu hút được nguồn vốn lớn, chi phí thấp trong thanh toán, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả HĐV.