7. Kết cấu của luận văn:
3.2.1. Giải pháp huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn
Sử dụng vốn huy động tiền gửi hợp lý bằng cách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng: Đa dạng hóa các loại hình cho vay; Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn... Triển khai các gói cho vay ưu đãi đối với các khách hàng tốt; Tập trung cho vay ưu đãi các ngành; lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ; Tập trung tăng trưởng tín dụng vào danh mục khách hàng tốt; Xây dựng danh sách quản lý và phát triển danh mục khách hàng tiềm năng cho cả hệ thống… Phát triển tín dụng thể nhân là một trong các hoạt động bán lẻ tạo sự phát triển bền vững của Agribank CN huyện Lục Ngạn: Thiết kế các gói sản phẩm tín dụng phù hợp với chủ trương kích thích tiêu dùng; Thiết kế mới và tiếp tục chuẩn hóa các sản phẩm bất động sản và sản xuất kinh doanh; Phối hợp với khối bán buôn để phát triển tín dụng bán lẻ…
Thực hiện tuyên truyền quảng bá dưới nhiều hình thức như: quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, dán áp phích về các hình thức huy động vốn, khuyến mãi... Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời chú trọng đến lượng khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách phát triển thêm bộ phận riêng để phục vụ loại hình doanh nghiệp này. Thông qua lượng khách hàng tiềm năng này Ngân hàng sẽ tranh thủ được nguồn vốn huy động lớn và có lãi suất thấp.
Để nâng cao khả năng huy động vốn thì Agribank CN huyện Lục Ngạn cần phải xúc tiến các hoạt động quảng cáo, chiêu thị, tặng quà, kèm theo những chính sách hậu mãi khác với những khách hàng gắn bó với ngân hàng, những khách hàng mới và những khách hàng gửi với số lượng tiền lớn. Ngân hàng phải luôn nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hiện có và tiềm
kiếm thêm các loại hình dịch vụ mới. Luôn tăng cường bồi dưỡng cho nhân viên về kỹ năng về tư vấn, tiếp thị, khả năng tìm kiếm khách hàng, đối tác để tạo sự yên tâm hơn cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
Quan tâm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng ở vùng nông thôn: xét về góc độ khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, hiện nay có hai yếu tố làm hạn chế khả năng tiếp cận. Thứ nhất, khoảng cách tiếp cận có khó khăn. Thứ hai, hạn chế về thông tin, mức độ hiểu biết của khách hàng đối với dịch vụ. Với thời gian giao dịch có hạn, thực hiện gửi tiền, rút tiền, thanh toán mất thời gian đã làm giảm mức độ tiếp cận của khách hàng. Hơn nữa, việc nhận được đầy đủ thông tin, hiểu và xử lý được thông tin để có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đối với dịch vụ hiện đại (như mở thẻ ATM, bảo quản, sử dụng thẻ, làm thủ tục vay…) là thách thức không nhỏ cho số lượng lớn khách hàng ở vùng sâu, vùng xa. Do đó, để giảm khó khăn cho đối tượng khách hàng này trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, cần tăng cường thành lập thêm các chi nhánh, mở thêm nhiều phòng giao dịch khắp các tỉnh thành trên cả nước để có thể tiếp xúc với nhiều nguồn huy động từ các khoản tiền gửi, đồng thời có các chương trình phổ cập thông tin và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.