7. Kết cấu của luận văn:
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản trị HĐV của NHTM
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua: mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn. Nếu nguồn vốn tăng lên đều qua các năm, có tốc độ gia tăng của từng thành phần vốn huy động ổn định, đều đặn thì nguồn vốn huy động đó được coi là nguồn vốn tăng trưởng ổn định Tốc độ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn được tính bằng công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn = (Nguồn vốn năm n/Nguồn vốn n+1) *100% Thông thường tốc độ tăng trưởng nguồn vốn được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi nguồn vốn tăng đều qua các năm, luôn ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động
Kết cấu vốn huy động là tỷ lệ vốn huy động (theo loại tiền, theo đối tượng, theo thời gian) trên tổng nguồn vốn huy động. Đây một trong những chỉ tiêu quan trọng để phản ánh kết quả huy động vốn của một ngân hàng. Một kết cấu vốn huy động hợp lý phải đảm bảo duy trì đủ vốn cho hoạt động sử dụng vốn với chi phí thấp nhất đồng thời đảm bảo tính ổn định của vốn. Bên cạnh đó cũng đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Kết cấu vốn huy động có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như loại tiền (nội tệ, ngoại tệ), đối tượng huy động vốn tiền gửi (cá nhân, doanh nghiệp), thời gian huy động vốn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)…
Tỷ trọng từng loại
vốn tiền gửi =
Vốn tiền gửi loại i
x 100% Tổng vốn tiền gửi
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của từng loại so với tổng vốn tiền gửi. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng huy động loại tiền đó càng cao.
- Sự hài lòng của khách hàng đối với huy động vốn của NHTM
Sự hài lòng của khách hàng và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Chất lượng dịch vụ huy động vốn là việc đảm bảo cung cấp dịch vụ theo đúng quy trình của ngân hàng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng và chính mức độ hài lòng của khách hàng là thang đo chất lượng dịch vụ.
Do đặc điểm riêng của ngành, các thành phần chất lượng dịch vụ huy động vốn có những đặc trưng riêng so với chất lượng dịch vụ nói chung. Tác giả xét đến mô hình chất lượng dịch vụ SERQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988) với 5 khía cạnh đánh giá là:
+ Phương tiện hữu hình: được hiểu là cơ sở vật chất, hình ảnh bên ngoài, bên trong ngân hàng, các phương tiện kỹ thuật; hình ảnh hữu hình của nhân viên, trang phục, ngoại hình… trong không gian của ngân hàng.
+ Năng lực phục vụ: thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, chuyên nghiệp, niềm nở với khách hàng.
+ Tính đáp ứng: thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng phục vụ của nhân viên ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời các thắc mắc của khách hàng.
+ Tính tin cậy: được hiểu là ngân hàng thực hiện các giao dịch tin cậy, sao kê rõ ràng, chính xác, luôn tư vấn thông tin vì quyền lợi của khách hàng và giúp khách hàng phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm tiền gửi, khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi ro.
+ Tính đồng cảm: thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và đồng cảm đến từng cá nhân khách hàng.