Đánh giá quản trị HĐV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 67)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2.5. Đánh giá quản trị HĐV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lục Ngạn thông qua các chỉ tiêu

Năm 2018 HĐV đạt 1.541.850 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 15.99% so với năm 2017. Đến năm 2019 HĐV đạt 2.089.359 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 35.51%. Có được mức tăng trưởng này là do trong năm 2019 tất cả các CN, Phòng giao dịch trực thuộc đã tích cực huy động các nguồn vốn tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Do đặc thù của tỉnh, năm 2019 thời tiết thuận lợi nên sản lượng các loại cây ăn quả trồng trên địa bàn đạt sản lượng cao như cam lòng vàng, bưởi ngọt, táo, ổi... đặc biệt là vải thiều đã tạo điều kiện cho hoạt động HĐV, lượng tiền gửi dân cư đạt khá. Tuy vậy giá cả nông sản năm 2019 gặp bất lợi trên thị trường xuất khẩu nên nguồn vốn tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng.

Đến năm 2020 HĐV đạt 2.205.541 triệu đồng, HĐV vẫn trên đà tăng trưởng với tốc độ tăng 5,56%. Tốc độ tăng HĐV năm 2020 của CN tăng so với năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống Agribank. Tuy nhiên để đạt được kết quả trên cũng là thành quả đáng khích lệ của CN. Trong năm 2020, sản xuất nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, sản lượng cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều đạt thấp, giá cả không ổn định và thấp hơn so năm trước ảnh

hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn huyện và là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả HĐV của Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn.

Nhìn chung qua các năm, mặc dù thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều, CN với những nỗ lực không ngừng trong hoạt động HĐV đã gia tăng quy mô HĐV với tốc độ tăng trưởng luôn dương. Có được thành quả trên thể hiện sức mạnh và khẳng định uy tín của CN. Bởi sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi thể hiện sự gia tăng lòng tin và sự quan tâm của các tổ chức kinh tế và dân cư đối với Agribank.

2.2.5.2. Cơ cấu huy động vốn

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo đối tƣợng giai đoạn (2017 - 2020)

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ Tiêu 2018 2019 2020

2019/2018 2020/2019

+/- % +/- %

Tiền gửi dân cư 1.524.861 2.077.000 2.193.442 552.139 36,21 116.442 5,61 Tỷ trọng (%) 98,90 99,41 99,45

Tiền gửi cá nhân khác 16.982 12.353 12.089 - 4.629 - 27,26 - 264 - 2,14 Tỷ trọng (%) 1,10 0,59 0,55

Tiền gửi TCTD 7 6 10 - 1 - 14,29 4 66,67

Tỷ trọng (%) 0,0005 0,0003 0,0005

Tổng 1.541.850 2.089.359 2.205.541 547.509 35,51 116.182 5,56

(Nguồn: Tài liệu triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh các năm 2018 - 2019)

Qua bảng 2.5 cho thấy, hoạt động HĐV CN từ năm 2018 đến năm 2020 đã liên tục được đẩy mạnh, gia tăng hàng năm. CN đã thu hút được một lượng vốn khá dồi dào từ các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cư, luôn chiếm tỷ trọng trên 90%, điều này chứng tỏ CN

huy động được nguồn vốn ổn định từ dân cư. Năm 2019 HĐV dân cư đạt 2.077.000 triệu đồng tỷ lệ tăng 36,21% so với năm 2018, đến năm 2020 đạt 2.193.442 triệu đồng tỷ lệ tăng 5,61% so với năm 2019, năm 2020 nguồn vốn huy động từ dân cư văn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp.

Tiền gửi cá nhân khác tức là số dư từ từ tài khoản thanh toán, số dư thẻ ATM từ năm 2018 đến 2020 đều giảm. Năm 2019 số dư đạt 12.353 triệu đồng, giảm 4.629 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 giảm còn 12.089 triệu đồng. CN cần phải đẩy mạnh HĐV từ tiền gửi cá nhân khác vì đây là kênh HĐV rất hiệu quả, chủ yếu là từ các hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ, mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ATM cho KH… với chi phí thấp giúp CN nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nguồn vốn huy động từ dân cư liên tục tăng qua các năm. Điều này xuất phát từ việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai và tình hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển, mặt khác các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn huyện hầu hết là những doanh nghiệp mới hoặc kinh doanh khó khăn, đi vay là chủ yếu. Mặt khác, trên địa bàn huyện Lục Ngạn ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt do đó thị phần cũng bị chia sẻ.

Bảng 2.6. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo kỳ hạn giai đoạn (2018 - 2020) Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ Tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % TGKKH 115.947 154.767 173.964 38.820 33,48 19.196 12,40 Tỷ trọng (%) 7,52 7,41 7,89 TGCKH < 12T 748.260 1.069.482 1.105.770 321.222 42,93 36.288 3,39 Tỷ trọng (%) 48,53 51,19 50,14 TGCKH > 12T 677.643 865.110 925.807 187.467 27,66 60.698 7,02 Tỷ trọng (%) 43,95 41,4055 41,98 Tổng 1.541.850 2.089.359 2.205.541 547.509 35,51 116.182 5,56

(Nguồn: Tài liệu triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh các năm 2018 - 2019)

Nhìn vào bảng 2.6, cho thấy HĐV chủ yếu của CN chủ yếu là TGCKH chiếm tỷ trọng chủ yếu từ năm 2018 đến năm 2020 trên 90% tổng nguồn vốn huy động nhất là nguồn vốn có kỳ hạn < 12T tăng dần từ năm 2018 đến 2020 nhất là năm 2019 với tốc độ tăng là 42,93% và chiếm tỷ trong cao luôn lớn hơn 48% trên tổng nguồn vốn huy động . Điều này chứng tỏ nguồn vốn có kỳ hạn của CN có tính ổn định. Cơ cấu nguồn vốn đang có sự ổn định về mặt thời gian, theo hướng tích cực. TGCKH tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho CN trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nên kinh tế. Một phần nguyên nhân do tâm lý KH không muốn gửi tiền kỳ hạn dài > 12T vì KH sợ có nhu cầu rút vốn trước hạn. Bên cạnh đó, KH ngại gửi tiền dài hạn vì không thể dự đoán trước sự biến động của lãi suất. Về phía CN đã không có biện pháp thích hợp để thu hút KH gửi tiền trung và dài hạn. Việc HĐV TGCKH có tỷ trọng cao giúp CN chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong dài hạn, đảm

bảo khả năng thanh khoản tốt cho CN. Tuy nhiên lại làm gia tăng chi phí HĐV vì chi phí HĐV TGCKH cao hơn chi phí HĐV TGKKH.

Nguồn vốn trung hạn TGCKH>12T tăng khá, năm 2018 đạt 865.110 triệu đồng, tốc tộ tăng trưởng là 27,66%, năm 2020 đạt 925.807 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 7,02% và luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 41% trên tổng nguồn vốn huy động.

Tỷ trọng TGKKH trên tổng nguồn vốn còn chiếm tỷ trọng thấp trên tổng nguồn vốn luôn dưới 8% và tốc độ tăng trưởng không đồng đều và phụ thuộc nhiều vào nguồn tiền gửi của các tổ chức, năm 2019 tăng 33,48% nhưng đến năm 2020 chỉ tăng 12,4%. CN cần phải tập trung tăng trưởng loại TGKKH vì chi phí HĐV thấp, rất hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho CN.

Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 99%, tiền gửi bằng ngoại tệ hầu như không đáng kể. Do đặc thù nơi Chi nhánh đóng trụ sở không có nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là thực trạng chung của hầu hết các Chi nhánh NHTM trong tỉnh.

Xét theo thời gian: Nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và duy trì ổn định ở tỷ trọng 50% qua 03 năm. Do đặc thù của địa bàn nơi Chi nhánh hoạt động, có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh truyền thống do đó hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi, chính vì thế nguồn vốn thu hút được chủ yếu là ngắn hạn. Các doanh nghiệp hay cá nhân đều gửi ngắn hạn tranh thủ nguồn vốn lúc nhàn rỗi và rút ra khi cần sử dụng. Chính vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này thường không ổn định.

2.2.5.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với huy động vốn của Chi nhánh

Để thu thập các thông tin đánh giá về hoạt động HĐV tiền gửi của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn, luận văn đã tiến hành phát phiếu điều tra đến 200 khách hàng đã và đang là khách hàng gửi tiền hoặc mở tài khoản tại Chi nhánh. Sau 03 tháng phát phiếu điều tra từ tháng 09/2020 đến tháng 12/2020, đã thu về được 200 phiếu, tuy nhiên trong đó chỉ có 193 phiếu là hợp lệ, đáp ứng và trả lời đầy đủ, đúng các nội dung yêu cầu trong phiếu điều tra. Sau đây là kết quả tổng hợp mà tôi đã thu thập và xử lý được:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn Tiêu chí đánh giá Kết quả khảo sát Tổng A B C D Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%)

Lãi suất của ngân hàng 27 14 92 48 67 35 7 4 193 100

Chất lượng sản phẩm tiền gửi 36 19 82 42 73 38 2 1 193 100

Tiện ích đi kèm 21 11 81 42 50 26 41 21 193 100

Mức độ đa dạng sản phẩm tiền gửi 41 21 109 56 37 19 6 3 193 100

Dịch vụ chăm sóc khách hàng 20 10 77 40 94 49 2 1 193 100

Cơ sở hạ tầng, vật chất 124 64 45 23 21 11 3 2 193 100

Phong cách phục vụ của nhân viên 103 53 19 10 71 37 0 - 193 100

Thái độ phục vụ của nhân viên 76 39 97 50 20 10 0 - 193 100

Thủ tục giao dịch của ngân hàng 142 74 51 26 0 - 0 - 193 100

Nhận xét về kết quả khảo sát:

Về tiêu chí lãi suất: 14% KH được khảo sát cho rằng lãi suất tiền gửi của CN mang tính cạnh tranh cao, 48% KH cho rằng lãi suất tiền gửi tương đối cạnh tranh, 35% KH đánh giá lãi suất tiền gửi có tính cạnh tranh thấp và 4% KH đánh giá lãi suất tiền gửi có tính cạnh tranh rất thấp. Như vậy đa số KH cho rằng lãi suất tiền gửi của CN có tính cạnh tranh thấp, lãi suất thấp hơn các NHTM trên địa bàn.

Về chất lượng sản phẩm tiền gửi: 19% KH rất hài lòng với chất lượng sản phẩm tiền gửi; 42% KH tương đối hài lòng, 38% KH chưa hài lòng và 1% KH rất không hài lòng. Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng sản phẩm tiền gửi của CN có mang tính hiệu quả, nhưng chưa thỏa mãn nhu cầu đại đa số KH gửi tiền.

Về những tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi: 11% KH cho rằng CN đưa ra nhiều tiện ích đi kèm sản phẩm và khá thiết thực; 42% KH đánh giá có nhiều tiện ích đi kèm nhưng chưa thiết thực; 26% KH cho rằng tiện ích đi kèm ít nhưng thiết thực và 21% KH đánh giá tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi ít và không thiết thực. Tóm lại, đa phần KH cho rằng những tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi khá nhiều nhưng phần lớn vẫn chưa mang tính thiết thực. Thực ra, vấn đề CN cần quan tâm là tính thiết thực và hiệu quả của những tiện ích. Nếu những tiện ích đưa ra nhiều về số lượng nhưng không mang tính phù hợp và thiết thực với KH gửi tiền thì chỉ gây tốn kém chi phí một cách vô ích mà không mang lại hiệu quả thật sự trong hoạt động HĐV tiền gửi của Ngân hang.

Về mức độ đa dạng của sản phẩm tiền gửi: 21% KH đánh giá sản phẩm tiền gửi rất đa dạng, linh hoạt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn; 56% KH đánh giá sản phẩm tiền gửi tiền tương đối rất đa dạng, linh hoạt, khách hàng có nhiều sự lựa chọn; 19% KH đánh giá sản phẩm tiền gửi tiền gửi không đa

dạng, linh hoạt, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn; 3% KH có ý kiến khác. Như vậy, phần lớn KH được khảo sát đánh giá sản phẩm tiền gửi tuy đa dạng, linh hoạt nhưng bị trùng lặp về nội dung, đặc điểm tính chất với nhau.

Về chính sách KH: 10% KH cho rằng CN rất quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của KH; 40% KH cho rằng có sự quan tâm đến lợi ích và nhu cầu của KH nhưng chưa nhiều; 49% KH cho rằng chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của KH và 1% KH đưa ra ý kiến khác. Đa số KH cho rằng CN chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của KH.

Về cơ sở hạ tầng, vật chất: 64% KH đánh giá cơ sở vật chất hạ tầng tốt, giao diện đẹp mắt, thể hiện phong cách riêng; 23% KH đánh giá cơ sở vật chất hạ tầng tương đối tốt, giao diện dễ nhìn nhưng chưa tạo phong cách riêng, 11% KH đánh giá CN chưa có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, giao diện chưa đẹp mắt, chưa tạo phong cách riêng và 2% KH đưa ra ý kiến khác. Đa số KH cho rằng vị trí các điểm giao dịch của CN nằm ngay mặt tiền trung tâm, đông người qua lại, có sự đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng tương đối, giao diện dễ nhìn nhưng chưa tạo được phong cách riêng.

Về tiêu chí tính chuyên nghiệp và phong cách phục vụ của nhân viên: 53% KH cho rằng nhân viên giao dịch thành thạo về nghiệp vụ và có thái độ thân thiện, cởi mở với KH; 10% KH cho rằng nhân viên thành thạo về nghiệp vụ nhưng thái độ chưa thật sự thân thiện, cởi mở với KH; 37% KH cho rằng nhân viên kém thành thạo nghiệp vụ mặc dù thái độ giao tiếp tương đối tốt. Như vậy, đa số KH cho rằng nhân viên có thái độ giao tiếp với KH tốt, có thái độ thân thiện và cởi mở với KH.

Về thái độ của nhân viên Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn trong hoạt động HĐV tiền gửi: 39% KH đánh giá nhân viên tích cực tìm đến KH, đáp ứng nhu cầu của KH và tư vấn thêm cho KH; 50% KH đánh giá nhân viên chưa chủ động tìm kiếm KH và chỉ thực hiện theo đúng yêu cầu của KH;

10% KH đánh giá nhân viên làm việc thiếu chuyên nghiệp và ít quan tâm đến KH. Như vậy, có thể thấy phần lớn KH vẫn được nhân viên thục hiện đúng theo yêu cầu của mình và thường không được tư vấn gì thêm. Chỉ có một bộ phận KH được khảo sát đánh giá cao sự năng động của nhân viên Ngân hàng, họ có thể là những KH quen truyền thống, KH thường xuyên gởi tiền với số lượng lớn nên nhận được sự ưu ái đặc biệt từ phía Ngân hàng.

Về thủ tục giao dịch tại Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn: 74% KH đánh giá CN có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện; 26% KH đánh giá có thủ tục ở mức bình thường. Như vậy đa số KH được khảo sát đánh giá tốt về thủ tục giao dịch của CN. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của CN, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc KH gửi tiền tại CN.

Về kết quả khảo sát KH có giao dịch với Ngân hàng khác ngoài Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn: 45% KH có sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhiều Ngân hàng khác; 22% KH có sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác nhưng không nhiều; 33% KH không sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác. Việc phần lớn KH được khảo sát có giao dịch với nhiều Ngân hàng khác sẽ làm tăng tính khách quan và hợp lý của kết quả khảo sát bởi thông qua việc giao dịch với nhiều Ngân hàng, KH sẽ có cái nhìn khắt khe, có cách đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)