Các nhân tố về môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 35 - 36)

6. Bố cục của đề tài

1.3.1. Các nhân tố về môi trường bên ngoài

“Có nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực gồm: kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường lao động, giáo dục đào tạo, hội nhập quốc tế.

xã hội có những yếu tố liên quan đến đào tạo nhân lực riêng. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì nhà nước và xã hội càng đầu tư cho đào tạo nhân lực, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đào tạo phát triển nhân lực. Đồng thời, khi nhân lực của quốc gia, địa phương, đơn vị, tổ chức được đào tạo chất lượng cao sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ tương hỗ thì nhân tố này sẽ hỗ trợ nhân tố kia phát triển.

“Nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ: Ngày nay thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra nhiều thách thức đối với nhân lực; yêu cầu tăng cường việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp, sắp xếp lại về lực lượng lao động và thu hút nhân lực mới có chất lượng cao. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển, đào tạo nhân lực bởi nó làm tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, chủ yếu làm việc trí óc; nhân lực làm việc chân tay ngày càng giảm. Các ngành nghề mới xuất hiện nhiều hơn, yêu cầu nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo cũng phải thay đổi.

Nhân tố thị trường lao động: Hiện nay các tổ chức có sự cạnh tranh rất mạnh mẽ, để phát triển mỗi tổ chức đều có chính sách để thu hút nhân lực có chất lượng cao. Do vậy, đào tạo phát triển nhân lực có chất lượng cao nhưng đồng thời cũng phải có cơ chế sau đào tạo để đảm bảo cho công tác đào tạo phục vụ hoạt động của tổ chức. Tránh tình trạng chảy máu chất xám, gây lãng phí ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. ”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)