6. Bố cục của đề tài
3.2.3. Hoàn thiện việc đánh giá đào tạo
3.2.3.1. Hoàn thiện đánh giá giai đoạn nhận thức
“Như phân tích thực trạng Viện về công tác tổ chức đánh giá kết quả đào tạo đó là: Việc đánh giá chương trình đào tạo còn chưa khoa học và chưa thực sự rõ ràng, việc đánh giá về khóa đào tạo của người làm công tác đào tạo tại Viện là khá sơ sài, mới chỉ dừng lại ở việc xem xét kết quả học tập của người lao động thông qua điểm, chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp và báo cáo của cán bộ giảng dạy. Chưa tổ chức khảo sát đánh giá khóa học đối với người lao động. Người làm công tác đào tạo chưa đánh giá hiệu quả của khóa học sau khi người lao động học xong và thực hiện công việc một thời gian, do vậy việc đánh giá khóa học chưa hoàn toàn chính xác vì chưa có đủ thông tin để có thể đánh giá là khóa học có mang lại hiệu quả hay không, những kiến thức ấy có thực sự áp dụng tốt trong thực tiễn lao động không.
Vì vậy trong thời gian tới Viện cần hoàn thiện các tiêu chuẩn đo lường kết quả đào tạo nguồn Lao động theo các tiêu chí sau:
Ý kiến đánh giá của người lao động đối với chương trình đào tạo, để xác định được tiêu chí này cán bộ phụ trách công tác đào tạo tố chức khảo sát thu thập thông tin phản hồi từ người lao động bằng các bảng hỏi theo mẫu sau: ”
Phiếu khảo sát của người lao động đối với chương trình đào tạo
Mục đích: Để nâng cao chất lượng đào tạo của Viện, Phòng Tổ chức – Hành chính tiến
hành nghiên cứu thăm dò về hiệu quả chương trình đào tạo đối với mỗi cả nhân trong Viện. Xin anh chị vui lòng đánh dấu v vào cầu trả lời mà anh chị cho là đúng nhất.
Họ và tên: ... Ngày sinh: .. ... Giới tính: . ... Bộ phận công tác: . ... Chức danh công việc:
Thâm niên công tác: ...
Câu 1: Anh (chị) đã tham gia khoá đào tạo do Viện tổ chức
Tên khoá học:
Độ dài thời gian: Hình thức đào tạo:
Câu 2: Trước khóa học anh chị có được thông báo chương trình đào tạo
Có □ Không □
Câu 3: Nội dung các khóa học trên như thế nào với anh (chị)
Rất phù hợp □ Không phù hợp □ Phù hợp □ Rất phù hợp □
Câu 4: Độ dài thời gian khóa học với anh (chị)
Rất phù hợp □ Không phù hợp □ Phù hợp □
Rất không phù hợp □
Câu 5: Hình thức đào tạo của khóa học với anh (chị)
Rất phù hợp □ Không phù hợp □ Phù hợp □
Rất không phù hợp □
Câu 6: Sau khóa học, hiểu biết của anh (chị) được nâng lên rất nhiều
Rất đồng ý □ Không đồng ý □ Đồng ý □
Rất không đồng ý□
Câu 7: Chất lượng truyền đạt của giáo viên
Dễ hiểu □ Khó hiểu □
Ý kiến khác: □...
Câu 8: Nhận xét về cách thức tổ chức thi kiểm tra
Công bằng □ Không công bằng □
Cao hơn so với trình độ □ Thấp hơn so với trình độ □ Phù hợp với trình độ □
Ý kiến khác:...
Câu 10: Anh (chị) nhận thấy chương trình đào tạo có xứng đáng với các chi phí về tiền bạc và thời gian không?
Tương xứng □ Không tương xứng □
Nếu không tương xứng, vậy theo anh chị lượng chi phí bỏ ra đó là: Lớn hơn □
Nhỏ hơn □
Câu 11: Thời gian đào tạo phù hợp với anh (chị) là:...
Câu 12: Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, theo anh (chị) khóa học nên được tổ chức
Tại Viện □
Tại trường đào tạo □ ý kiến khác: □
Nguồn: Tác giả đề xuất
[1] Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên trực tiếp của những người mới được đào tạo về những tiến bộ, những hạn chế còn tồn tại của nhân viên cấp dưới sau quá trình đào tạo;
[2] Tiến hành so sánh những người vừa được đào tạo và chưa qua đào tạo để thấy được sự chênh lệch, theo các nội dung: Hiệu suất công việc; Năng suất lao động; Chất lượng công việc; Kỷ luật lao động... ”
3.2.3.2. Hoàn thiện đánh giá giai đoạn vận dụng
Hoạt động đào tạo của Viện cần được đánh giá thường xuyên để tìm ra ưu điểm để phát huy, nhược điểm để khắc phục và rút ra kinh nghiệm cho các lần đào tạo kế tiếp. Viện có thể phối hợp nhiều cách đánh giá khác nhau.
+ Phân tích thực nghiệm:
“Chọn hai nhóm thực nghiệm, ghi lại kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trước khi áp dụng các chương trình đào tạo. Chọn một nhóm được tham gia
vào quá trình đào tạo, nhóm kia vẫn thực hiện công việc bình thường. Sau thời gian đào tạo, đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý ghi lại kết quả thực hiện cả về số lượng và chất lượng công việc của hai nhóm. Phân tích, so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm với chi phí đào tạo, sẽ cho phép Viện xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo. ”
+ Đánh giá những thay đổi của người học:
Đánh giá những thay đổi của người học theo các tiêu thức phản ứng, học thuộc, hành vi và mục tiêu. Có thể đặt ra câu hỏi như phiếu khảo sát sau:
Phiếu đánh giá của nhân viên đối với chương trình đào tạo Nội dung đánh giá
Mức độ Kém Yếu Trung bình
Khá Tốt
1. Anh (chị) hãy đánh giá chung chất lượng của khóa đào tạo?
2. nh (chị) thấy chương trình đào tạo xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không? 3. Nhận xét chung về những gì anh (chị) đã học thêm ở khóa học
4. nh (chị) thấy mức độ hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn của chương trình đào tạo ra sao?
5. Những gì anh (chị) muốn học thêm ở khóa học?
“Một là, đánh giá của người lao động trong khóa học, xem nhận xét của người lao động về nội dung, phương pháp và công tác tổ chức lớp học. Viện có thể sử dụng phiếu điều tra về đánh giá nhân viên đối với chương trình đào tạo ở bảng trên.
Hai là, đánh giá mức độ học tập của người lao động được tổ chức ngay trước và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau. Với mức đánh giá này, người lao động trước khi được đưa vào đào tạo phải làm bài kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thông qua các bài thi lý thuyết và thực hành. Kết quả này sẽ được so sánh với bài thi cũng do chính người lao động đó làm nhưng sau khi đã kết thúc chương trình đào tạo. Mục đích của bài kiểm tra là xác định liệu rằng, người lao động đã
nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng, các vấn đề theo yêu cầu của khóa đào tạo chưa.
“Ba là, đánh giá sự thay đổi hành vi của người lao động trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học từ ba đến sáu tháng, bởi vì thời gian quá lâu, thì người học có cơ hội bổ sung những kỹ năng mới và dữ liệu đánh giá không thể hiện được điều cần đánh giá. Quá trình quan sát sự thay đổi hành vi của người lao động căn cứ vào hai yếu tố: Số lần quan sát và tần số nhắc lại của các hành vi, cán bộ quản lý sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc chung của nhân viên.
Bốn là, đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả hoạt động của Viện, người lao động đạt được các mục tiêu đào tạo không, năng suất lao động và chất lượng làm việc có tăng lên không, nếu những yếu tố trên tăng lên thì lúc này việc đào tạo có hiệu quả. ”