6. Bố cục của đề tài
1.3.2. Các nhân tố về môi trường bên trong
“Do chiến lược phát triển của tổ chức: Mỗi một tổ chức có chiến lược phát triển nhất định, chiến lược này là cơ sở để đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể trong đó có kế hoạch đào tạo nhân lực. Đó là căn cứ quan trọng để tổ chức thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực có trình độ phù hợp nhất.
Do các chính sách về nhân lực như tuyển dụng, phân bổ nhân lực… sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiến lược đào tạo nhân lực. Với các tổ chức thực hiện bố trí, sắp xếp, phân công công việc hợp lý, có chính sách quy hoạch, đề bạt, thăng tiến công bằng, dựa vào năng lực, trình độ chuyên môn thực tế sẽ động lực cho người lao
động phấn đấu, cống hiến, tự rèn luyện và nâng cao hiệu quả làm việc. Người lao động được làm ở đúng vị trí phù hợp so với trình độ chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo của họ sẽ phát huy được thế mạnh và khuyến khích họ tiếp tục tham dự các khóa đào tạo tiếp theo.
“Do sự quan tâm của người đứng đầu, đội ngũ quản lý và chính bản thân người lao động. Người đứng đầu là người trực tiếp chỉ đạo, quan điểm của người đứng đầu sẽ tác động đến chính sách đào tạo nhân lực. Người đứng đầu thực sự quan tâm đến sự phát triển chuyên môn, quan tâm đến đội ngũ lao động thì hiệu quả công tác đào tạo mới được nâng cao. Ngoài các khuyến khích tạo điều kiện từ tổ chức thì chính bản thân người lao động là yếu tố quyết định đến công tác đào tạo. Người lao động cần phải thực sự nhận thức được việc đào tạo, nâng cao trình độ năng lực bản thân là tiền đề cho họ phát triển được chính bản thân, nâng cao được vị trí của mình trong tổ chức.
Do khả năng tài chính của tổ chức: Tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động trong tổ chức. Khi có nguồn tài chính đầy đủ, được dự trù theo một kế hoạch chi tiết, đảm bảo cân đối thu chi sẽ giúp cho kế hoạch đào tạo được hoàn thiện tốt nhất, đảm bảo cho kế hoạch đào tạo triển khai có hiệu quả và không bị ngắt quãng.
Do nguồn tài chính của cá nhân: Bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo của tổ chức để thực hiện đào tạo thì cá nhân vẫn phải chi trả nhiều chi phí khác. Đối với cơ quan nhà nước, nguồn thu nhập chủ yếu là từ lương, do đó với cán bộ trẻ thì nguồn tài chính của cá nhân có thể là một rào cản trong công tác đào tạo.
Do chính sách đãi ngộ cho người lao động: Đây là một vấn đề mà mỗi người lao động sau khi đào tạo luôn quan tâm. Một tổ chức có chính sách đãi ngộ trong và sau đào tạo tốt sẽ khuyến khích người lao động trong công tác đào tạo và ngược lại. ”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
“Căn cứ các tài liệu tham khảo của các tác giả cũng như một số tổ chức đã nghiên cứu về công tác đào tạo nhân lực, luận văn có nêu ra một số khái niệm về nhân lực và đào tạo nhân lực, làm rõ vai trò của đào tạo nhân lực để thấy tầm quan trọng của công tác này đối với mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu các khung lý thuyết về công tác đào tạo nhân lực từ nội dung đến các phương pháp đào tạo cùng với các kinh nghiệm rút ra từ công tác đào tạo của một số nước, từ đó làm cơ sở để luận văn có hướng tiếp cận với các công tác đào tạo của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong chương tiếp theo. ”
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHOẺ