Đánh giá về tình hình nhân lực tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mô

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 71 - 72)

6. Bố cục của đề tài

2.4.1. Đánh giá về tình hình nhân lực tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mô

môi trường

* Ưu điểm:

“Mức độ phù hợp về cơ cấu trình độ của nhân lực: Nhân lực của Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tương đối ổn định và phát triển, nhân lực có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng lớn, nhân lực có trình độ thạc sĩ tăng dần qua các năm, tuy nhiên nhân lực có trình độ tiến sỹ lại đang có xu hướng giảm dần.

Mức độ phù hợp về độ tuổi của nhân lực: nhân lực tại Viện đang dần dần được trẻ hóa. Do đặc thù chuyên môn của Viện là tính chất công việc nặng nhọc, độc hại, cường độ làm việc cao nên tỷ lệ lao động là nam giới chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ lệ lao động là nữ giới. Vì thế, với lực lượng lao động chủ yếu là nam giới, sức lao động dồi dào hơn, khả năng chịu áp lực và đáp ứng nhu cầu công việc cao hơn.

Mức độ phù hợp của việc phân bổ nhân lực theo vị trí công tác: Nhân lực tại Viện được bố trí thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn được đào tạo, phát huy tốt năng lực của từng cá nhân, tinh thần tương trợ, phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị được thực hiện tốt, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. ”

* Nhược điểm:

“Cán bộ có trình độ tiến sỹ vẫn còn thiếu, tỷ lệ thấp, chưa đủ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, các nghiên cứu viên có trình độ cao chưa nhiều.

Trình độ ngoại ngữ, nhất là khả năng nói, giao tiếp làm việc trực tiếp với người nước ngoài còn hạn chế; kỹ năng sử dụng, khai thác công nghệ thông tin chưa đồng đều, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Một bộ phận viên chức và người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nhưng hạn chế trong việc ứng dụng vào thực tế nên hiệu quả của hoạt động đào tạo không cao.

có trình độ chuyên môn chưa cao, chưa nắm bắt được các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc. Không những vậy, ý thức của nhân viên do chưa được rèn luyện thời gian dài nên chưa có tính chủ động học hỏi trong công việc, còn hiện tượng chờ giao việc, không tìm hiểu kinh nghiệm từ người đi trước, dẫn tới công việc chồng chéo, lúng túng trong xử lý, gây khó khăn cho các bộ phận liên quan.

Việc quản lý thời gian và chất lượng kết quả công việc của viên chức và người lao động chưa thật chặt chẽ, chưa có được những căn cứ, biện pháp phù hợp để phân biệt một cách minh bạch giữa những người làm tích cực, hiệu suất công tác tốt với người làm việc thiếu tích cực, chểnh mảng, hiệu suất công tác thấp. ”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đào tạo nhân lực tại viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)