6. Bố cục của đề tài
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Bộ Y tế
“Thực hiện sắp xếp, hoàn thiện bộ máy và biên chế nhân lực, đảm bảo các yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, từng bước giảm bớt tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nâng dần mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức nói chung và nhân lực nói riêng. Thực hiện triệt để việc khoán quỹ lương đối với các cơ quan là một biện pháp nhằm tinh giản biên chế có hiệu quả đối với nhiều cơ quan trong thời gian qua.
Bộ tế cần có chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ trẻ theo học sau đại học (hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập; được lựa chọn nơi, cơ quan công tác; ưu tiên sắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo). ”
3.3.2. Đối với Chính phủ
“Một là, kiến nghị với Nhà nước về thực hiện các chính sách về đào tạo, chế độ tiền lương, bổ nhiệm chức danh khoa học công nghệ.
+ Về đào tạo, nâng cao trình độ:
- Tạo điều kiện cho cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu được tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học tập nâng cao trình độ, các khóa đào tạo chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức các khóa tham quan, học tập kinh nghiệm của các nước có công nghệ tiến tiến, hệ thống giao thông phát triển; cử cán bộ tham gia báo cáo khoa học tại các Hội nghị y học quốc tế ở nước ngoài hoặc các Hội nghị y học quốc tế ở Việt Nam.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ được đi học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể tiếp cận và làm chủ được tiến bộ của thế giới.
+ Về chế độ tiền lương, thu nhập:
theo việc làm và theo hiệu quả công việc. Cần tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cách trả lương phù hợp với việc đổi mới cơ chế quản lý trong thực hiện quyền tự chủ đối với từng loại hình tổ chức. ”
- “Có chính sách tiền lương thích hợp, đảm bảo việc trả lương tương xứng với công việc và năng lực của cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu. Mức lương tối thiểu của cán bộ làm việc tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học không thấp hơn mức lương tối thiểu của cán bộ làm việc tại các tổ chức nước ngoài hoặc đơn vị 100% vốn đầu tư nước ngoài.
+ Việc bổ nhiệm chức danh:
- Do tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch nghiên cứu viên cao cấp cao hơn ngạch chuyên viên cao cấp, ngạch chuyên viên cao cấp cao hơn ngạch chuyên viên chính, đề xuất Nhà nước điều chỉnh hệ số lương giữa các ngạch sao cho phù hợp với tiêu chuẩn.
- Tổ chức thường xuyên hơn các đợt thi nâng ngạch để các cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu có cơ hội tăng mức lương và đây cũng chính là động lực để các cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu không ngừng học tập nâng cao trình độ.
+ Hỗ trợ tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế:
“Hỗ trợ các thủ tục hành chính để các cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu chủ động tham dự các hội nghị quốc tế nước ngoài hoặc tổ chức các hội nghị quốc tế tại Việt Nam; thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
+ Điều kiện làm việc: Để tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu, Nhà nước cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm tại các Viện nghiên cứu, các trường đạt tương đương các cơ sở ở nước ngoài để thu hút các nhà khoa học trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu và làm việc.
+ Vinh danh, khen thưởng: Nhà nước có nhiều hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ đang công tác tại các Viện nghiên cứu có thành tích xuất
sắc, có chế độ đãi ngộ đối với các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, NCV cao cấp, các nhà khoa học, có sáng kiến để khuyến khích động viên cán bộ chuyên tâm với sự nghiệp nghiên cứu y tế xây dựng. ”
+ “Về các nội dung khác: có các chính sách về chế độ đãi ngộ, nguồn kinh phí trả lương cho các đơn vị nghiên cứu để động viên, khuyến khích các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao sau khi đã nghỉ hưu tiếp tục công tác và đóng góp với vai trò là chuyên gia, cố vấn cho đơn vị.
Hai là, kiến nghị Nhà nước về việc quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu mạnh, có đủ khả năng đào tạo, nghiên cứu y tế, ứng dụng nhân lực trình độ cao, tạo nền tảng để ngành y phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là y tế dự phòng. Kiến nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy tại các trường đại học (nhất là trường đại học có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y tế), bảo đảm sinh viên ra trường có kiến thức sát thực tế, kỹ năng thực hành tốt và có hiểu biết sâu về lĩnh vực y tế. ”
3.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo nhân lực có liên quan
“Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhật; xã hội cần gì đào tạo nấy, thoả mãn nhu cầu người học cần gì học nấy. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho các trường chuyên nghiệp theo hướng linh hoạt mềm dẻo, đặc biệt đối với các trường giao thông, xây dựng cần đổi mới nội dung đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của sinh viên ra trường có thể làm việc được ngay.
Để khắc phục tình trạng hiện nay khi sinh viên ra trường thường kém năng lực thực tiễn, các viện, trường đại học cần: Cải cách hệ thống đào tạo cấp đại học và sau đại học theo hướng gắn đào tạo, nghiên cứu với năng lực thực tiễn cho sinh viên và nghiên cứu sinh trước khi tốt nghiệp. ”
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
“Những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý nhân lực. Do vậy, cần tìm ra những hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Điều này đặc biệt quan trọng vì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân lực tại Viện. Muốn vậy, cần có các giải pháp phát triển đội ngũ người lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu về việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức và động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, hiệu quả góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Viện.
Trong chương này đã cho thấy, để quản lý nhân lực tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường nói riêng và quản lý nhân lực nói chung cần có sự phối hợp đồng bộ giữa lãnh đạo Viện, đội ngũ người lao động tại Viện và cũng cần có sự quan tâm sâu sát của Bộ y tế nhằm cải thiện nhân lực tại Viện. Việc trước tiên là vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức của đội ngũ người lao động tại Viện trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý nhân lực đạt được chất lượng phù hợp với xu thế mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong việc nghiên cứu y tế. ”
KẾT LUẬN
“Đào tạo nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân lực trong thời kỳ công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Trải qua gần 40 năm hoạt động, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã có những kết quả nhất định trong công tác đào tạo và được chứng minh trong các chương trình, đề tài nghiên cứu y học cũng như các báo cáo tư vấn. Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường hiện nay là một đơn vị đi đầu trong việc nghiên cứu, thực hiện và nghiên cứu phát triển hợp tác với các nước trong sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo qua các thời kỳ luôn quan tâm và tạo điều kiện trong công tác đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, để có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp đáp ứng được các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển mới, công tác đào tạo nhân lực vẫn cần có sự quyết tâm thực hiện của từng cán bộ trong Viện, sự định hướng của Lãnh đạo Viện cũng như có quy định cụ thể đối với các công tác đào tạo.
Trải qua thời gian công tác tại Viện, tác giả mạnh dạn đưa ra một số thực trạng, đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Căn cứ vào đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công tác đào tạo của Viện. Tác giả hiểu rằng, luận văn còn nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô.
Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2008): Giáo trình Kinh tế nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2008.
2. Nguyễn Sinh Cúc, (2014), “Nhân lực và phát triển nhân lực”, Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2014.
3. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Năm 2003.
4. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
5. Nguyễn Long Giao (2013), Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, số 2 (174), 2013.
6. Lê Thanh Hà (2009), Quản Trị Nhân Lực (Tập II), NXB Lao động – xã hội, năm 2009.
7. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - H.: Chính trị Quốc gia, 1996.
8. Đặng Xuân Hoan (2018), Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2018- 2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí cộng sản 30/7/2018, Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực
9. Lê Phước Minh, (2018), Báo cáo tổng kết đóng góp của Viện sức kh e nghề nghiệp và môi trường cho sức kh e nghề nghiệp và môi trường phục vụ tổng kết 65 năm thành lập Bộ Y tế, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, năm 2018. 10. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nhân lực ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, năm 2004.
11. Trần Văn Ngợi (2020), “Thực trạng nhân lực khoa học công nghệ trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, năm 2018.
12. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi h i của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, NXB Chính trị quốc gia.
13. Bùi Nhật Quang (2013), Chiến lược phát triển Viện sức kh e nghề nghiệp và môi trườngi đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, năm 2013.
14. Tô Huy Rứa (2014), Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Báo Nhân dân điện tử, ngày 17/11/2014.
15. Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.. Số: 5(40), năm 201
16. Trung tâm Thông tin và Dự báo (2018), “Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm 2018.
17. Bộ Y tế (2018) Quyết định số 120/QĐ-KHXH ngày 01/8/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện sức kh e nghề nghiệp và môi trường, Hà Nội
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN
Kính thưa anh/chị!
Tên tôi là: Nguyễn Đức Hoan, học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài “Đào tạo nhân lực tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường”, tôi rất mong được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của anh/chị trong việc cung cấp thông tin cần thiết về chương trình đào tạo đã thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa đào tạo nhân lực tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.
Xin trân trọng cảm ơn quý nh/chị!
PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (Có thể ghi hoặc không ghi): ………
2. Tuổi: ………..
3. Giới tính: ☐Nam ☐Nữ
4. Bộ phận công tác: ... ...
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
1.Trình độ chuyên môn khi được tuyển dụng
☐ Trung cấp ☐ Cao đẳng ☐Đại học ☐ Thạc sĩ ☐Tiến
sĩ
2.Trình độ tin học khi được tuyển dụng
☐ Trung cấp trở lên ☐ Trình độ A ☐ Trình độ B ☐ Trình độ C
3.Trình độ ngoại ngữ khi được tuyển dụng (Ghi rõ: Ví dụ: Tiếng Anh B1, B2…)
4.Trình độ quản lý hành chính nhà nước
☐ Chuyên viên cao cấp ☐ Chuyên viên chính ☐ Chuyên viên
5.Trình độ lý luận chính trị
☐ Sơ cấp ☐ Trung cấp ☐ Cao cấp
6.Chức vụ, vị trí việc làm khi được tuyển dụng:
☐ Cán bộ nghiên cứu ☐ Cán bộ chức năng ☐ Khác
7.Thời gian công tác của anh chị tính:
☐ 1-2 năm ☐ 3-5 năm ☐ Trên 5 năm
8. Theo anh/chị được biết các kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của Viện đang được diễn ra như thế nào?
☐Theo định kỳ hàng năm
☐Xuất phát từ yêu cầu công việc hiện tại
☐Theo chỉ tiêu của cấp trên chỉ định
9. Trước khóa học, anh/chị có được thông báo, đăng ký chương trình đào tạo hay không
☐Có ☐Không
10.Anh/chị đã được đào tạo chuyên môn ở những bậc nào sau khi được tuyển dụng?
10a.☐Cao đẳng ☐Trong nước ☐ Ngoài nước Kinh phí:
☐ Đơn vị
☐ Cá nhân
☐ Được hỗ trợ một phần 10b.☐ Đại học ☐Trong nước ☐ Ngoài nước Kinh phí:
☐ Đơn vị
☐ Được hỗ trợ một phần 10c.☐ Thạc sĩ ☐Trong nước ☐ Ngoài nước Kinh phí:
☐ Đơn vị
☐ Cá nhân
☐ Được hỗ trợ một phần 10d. ☐ Tiến sỹ ☐Trong nước ☐ Ngoài nước Kinh phí:
☐ Đơn vị
☐ Cá nhân
☐ Được hỗ trợ một phần
11.Anh/chị đã được đào tạo bao nhiêu lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sau khi được tuyển dụng?
☐1 ☐2 ☐3 ☐4 ☐5 ☐6
☐ Khác: ghi rõ số lượng: ...
Đào tạo trong nước/ngoài nước
☐ Trong nước: Số lượng: ...
☐ Ngoài nước Số lượng: ...
12.Sau các khóa học đào tạo anh/chị thấy năng lực của mình có được nâng cao hay không?
☐Năng lực được nâng cao rõ rệt ☐Năng lực được nâng cao ít
☐Năng lực không thay đổi ☐Ý kiến khác: ………
13.Sau thời gian đào tạo công việc của Anh/chị có thay đổi không?
☐Có ☐Không
14.Việc thay đổi công việc đó Anh/chị có hài l ng không?
... ... ...
15.Sau thời gian đào tạo mức lương của Anh/chị có tăng lên không?
☐Có ☐Không
8. Theo anh chị đào tạo của Viện c n tồn tại hạn chế nào không?
☐Có : ☐Kế hoạch đào tạo không xác định
☐Thực hiện đào tạo chưa tốt ☐Nội dung đào tạo hạn chế ☐Người giảng dạy chưa tốt
☐Khó khăn của bản thân
☐ Ý kiến khác: ……….
☐Không
PHẦN 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ