Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 108 - 113)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

Quan nghiên cứu tại Onecorp, ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của HQKD đối với DN. Trong bối cảnh nên kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt như hiện nay, các giải pháp nêu trên là thiết thực đối với công ty. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy đối với công ty thì từ phía Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực, vì vậy, một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau:

Để phát huy được tối đa tiềm lực của các DN kinh doanh trong lĩnh vực CNTT nói chung cũng như Onecorp nói riêng và các DN có thể phát triển bền vững và ổn định thì Nhà nước cần sớm hoà định chiến lược phát triển lâu dài; sớm tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, các văn bản pháp luật đồng bộ, các văn bản hướng dẫn luật dễ hiểu, thuận lợi và đặc biệt có những biện pháp cụ thể và hữu hiệu để nâng cao HQKD.

Để thị trường CNTT phát triển lành mạnh và sôi động, Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh và điều kiện pháp lý bình đẳng giữa các DN. Đồng thời phải có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng liên kết tăng giá, các hành vi làm mất ổn định thị trường, các hành vi gian lận, buôn lậu, độc quyền,… làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Ngoài ra, cần quy định rõ và có các văn bản hướng dẫn thực thi rõ Luật đấu thầu cũng như mở rộng quy mô đấu thầu và quy định chặt chẽ đối với việc đấu thầu của các Bên mời thầu.

Hơn nữa, để tạo điều kiện thuận lợi cho HĐKD của công ty, Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống

ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán để tạo nhiều kênh huy động vốn cho công ty. Mặt khác cần tăng cường công tác cổ phần hoá các công ty Nhà nước để tạo thêm nhiều hàng hoá cho thị trường tài chính từ đó thúc đẩy nhu cầu cần thiết phải phân tích tài chính công ty để tạo động lực đưa nền kinh tế phát triển hoà nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, một số kiến nghị với công ty được đưa ra như sau:

Thứ nhất, công ty cần nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị của DN thông qua minh bạch thông tin về hoạt độgn của DN nhằm hỗ trợ sự giám sát của xã hội đối với hoạt động doanh nghiệp, tăng cường áp dụng chuẩn mực kinh doanh hiện đại có hiệu quả cao, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Thứ hai, sắp xếp lực lượng lao động hợp lý trong DN, tổ chức nghiên cứu triển khai sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào HĐKD, tạo giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm, dịch vụ.

Thứ ba, cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, thực hiện liên danh, liên kết giữa các DN.

Thứ tư, cần tạp trung phát triển DN theo chiều sâu, phát huy thế mạnh vốn có của DN, cắt giảm hạn chế tối đa việc đầu tư chiều rộng vào các lĩnh vực vốn không có tiềm năng, nhiều rủi ro. Thực hiện các kế hoạch đã đề ra để đạt mục tiêu đã định một cách linh hoạt và nhạy bén.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, kinh doanh trong lĩnh vực CNTT luôn được coi là ngành có khả năng phát triển cao, góp phần rất lớn và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ổn định xã hội, hỗ trợ cho nhiều ngành khác phát triển. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CNTT không những cung cấp hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế mà còn cung cấp phần mềm, các giải pháp hữu hiệu, tối ưu để phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội mà còn phát triển nền kinh tế. Do đó, lĩnh vực kinh doanh CNTT rất được quan tâm và phải không ngừng được đổi mới, hoàn thiện. Thông qua luận văn “HQKD của Onecorp”, tác giả đã đưa ra được những vấn đề sau:

Thứ nhất, đã cung cấp một cách tổng quát nhất những nét cơ bản về cơ sở lý luận về HQKD của DN thông qua việc đưa ra một số vấn đề về HQKD của DN, phân tích các chỉ tiêu đánh giá HQKD như: các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính khác. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến HQKD của DN.

Thứ hai, sau khi đã cung cấp cơ sở lý luận về HQKD của DN, tác giả đi vào giới thiệu tổng quan về DN: lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động và khái quát tình hình HĐKD của công ty giai đoạn 2016 – 2020. Sau đó, luận văn đi sâu phân tích thực trạng HQKD của công ty giai đoạn 2016 – 2020 thông qua hệ thống các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và các chỉ tiêu khái quát về tình hình tài chính. Ngoài ra, luận văn cũng đã chỉ

ra được các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng lớn đến HQKD của Onecorp giai đoạn 2016 – 2020 và chỉ ra được những mặt đạt được cũng như hạn chế làm giảm HQKD của công ty trong giai đoạn khảo sát và nguyên nhân của những mặt còn hạn chế của Onecorp.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích các hạn chế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKD cho Onecorp như sau: nhóm giải pháp tăng kết quả đầu ra nhằm nâng cao HQKD như giải pháp tăng DT, nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố đầu vào nhằm nâng cao HQKD: nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng chi phí, nhóm giải pháp tăng hiệu quả lao động, nhóm giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn và nhóm giải pháp về quản lý rủi ro.

Tuy đã thực hiện những mục tiêu cơ bản đã đề ra nhưng với những hạn chế về khả năng, kiến thức và thời gian nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện và có những đóng góp, ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn đối với DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Cổ phần Truyền thông số 1, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán giai đoạn từ năm 2016 – 2020.

2. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động DN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thái Bình (2016), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học chính trị.

4. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính DN, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Nguyễn Văn Đáng (2012), Quản trị doanh nghiệp trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

7. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Ngô Đình Giao (1997), Giáo trình kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học & kỹ thuật.

9. Nguyễn Hồng Hà, Lê Minh Thông (2020), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của hộ kinh doanh cá thể tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

10. Nguyễn Khánh Thu Hằng (2012), “Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần – Thương mại – Du lịch Đầu tư Cù Lao Chàm”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

11. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính DN, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

12. Phạm Thuỳ Linh (2017), “Hiệu quả HĐKD tại CTCP Tư vấn Đầu tư Xây dựng An Bình”, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại.

13. Dương Thu Minh (2019), Phân tích HQKD tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tạp chí Tài chính.

14. Nguyễn Thị Mỵ và công tác viên (2008). Phân tích HĐKD, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

15. Ngô Kim Thành (2013), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân.

16. Trần Quyết Tiến (2013), “Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của CTCP Xây dựng và Thương mại 423”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

17. Nguyễn Thanh Tùng (2012) “Môt số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghệ Syntek”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương.

18. Dương Ba Trang (2020), “HQKD của CTCP Hạ tầng Quốc tế Đông Dương”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thương mại.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần truyền thông số 1 (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w