Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc GIANG (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1.Các yếu tố bên ngoài

1.3.1.1. Môi trường pháp lý

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển thương mại điện tử nói chung và NHĐT nói riêng, đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý mới ra đời, các hoạt động trên chỉ có thể triển khai được hiệu quả, an toàn, mang tính đồng nhất khi được công nhận về mặt pháp lý. Chính vì vậy, Luật giao dịch điện tử của Việt Nam được ban hành nhằm hỗ trợ cho sự phát triển này. Hệ thống pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động NHĐT ở Việt Nam có cơ sở để phát triển. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, chắc chắn sẽ có những nảy sinh về mặt pháp lý từ phía ngân hàng cũng như người sử dụng, vì vậy hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử mà cụ thể là giao dịch ngân hàng điện tử là một yêu cầu được đặt ra đối với các nhà xây dựng pháp chế ở Việt Nam.

1.3.1.2. Môi trường kinh tế, xã hội

Việc gia nhập các tổ chức kinh tế, hiệp định kinh tế lớn trên thế giới cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Do đó, đây cũng là cơ hội cho các ngân hàng thương mại trong nước tăng

vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ quản lý hoạt động ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao dịch tự động trong đó có kênh giao dịch NHĐT.

Ngoài ra, việc gia nhập này cũng tạo cơ hội và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực thế giới. Các doanh nghiệp này sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng có điều kiện phát triển tốt khi khách hàng - những người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt và phát triển.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, các chỉ số kinh tế - xã hội - con người ngày càng được hoàn thiện. Hạ tầng công nghệ viễn thông không ngừng được mở rộng và nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển TMĐT nói chung và như NHĐT nói riêng.

Nhận thức của xã hội về TMĐT ngày càng được cải thiện; hành lang pháp lý cho TMĐT, giao dịch NHĐT đã được hình thành và tiếp tục hoàn thiện; định hướng phát triển không dùng tiền mặt của Chính phủ đã dần dần xây dựng văn hóa thanh toán không dùng tiền mặt trong nhân dân cũng như khả năng tiếp cận công nghệ thông tin nhanh chóng là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tiến hành xây dựng và phát triển NHĐT.

1.3.1.3. Cạnh tranh

Trong bối cảnh hiện nay môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều (không chỉ có đối thủ cạnh tranh ở trong nước mà còn có đối thủ cạnh tranh nước ngoài). Các ngân hàng cần quan tâm theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp với sản phẩm dịch vụ. Cạnh tranh buộc các ngân hàng thương mại phải sử dụng việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì các dịch vụ ngân hàng điện tử những đặc tính ưu việt để đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Cạnh tranh càng gay gắt ngân hàng càng cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại cả về quy mô lẫn chất lượng thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh là

động lực của sự phát triển. Chỉ có cạnh tranh, các ngân hàng mới tự đổi mới mình để khỏi bị tụt hậu với các ngân hàng khác. Càng cạnh tranh nhiều các ngân hàng càng phải hoàn thiện mình hơn, đưa ra các dịch vụ tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhiều tiện ích hơn để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.

1.3.1.4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin

Các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển dựa trên cơ sở trình độ khoa học công nghệ. Ngân hàng chỉ có thể tiến hành thực tế hiệu quả các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử khi có một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực. Ngày nay hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Thực tế công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điều đó cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển dịch vụ NHĐT như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ 24/24. Công nghệ thay đổi cũng luôn tạo ra những đòi hỏi mới về dịch vụ ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng kéo theo đòi hỏi về tính bảo mật an toàn của hệ thống mạng khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử. Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc các NHTM có phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hay không. Do tính chất đặc biệt quan trọng của công nghệ thông tin trong sự phát triển của ngân hàng điện tử, nên các ngân hàng muốn phát triển loại hình dịch vụ này cần phải có nguồn vốn quan trọng ban đầu để đầu tư và hoàn thiện hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin của ngân hàng.

1.3.1.5. Sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ NHĐT

Thói quen và sự yêu thích dùng tiền mặt của khách hàng trước các dịch vụ mới có thể là những trở ngại chính cho việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Sự phổ biến của các dịch vụ Ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía mời chào cung ứng dịch vụ đưa ra. Sẽ chẳng có lý do nào cho các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ Ngân hàng điện tử mà không được sự chấp nhận của khách hàng. Sự hiểu biết của đông đảo khách hàng về các dịch vụ Ngân hàng điện tử và ích lợi của các dịch vụ này là hết sức cần thiết. Rõ ràng, các dịch vụ Ngân hàng điện tử là các dịch vụ hiện đại và tốt.

Để xúc tiến các dịch vụ Ngân hàng điện tử các Ngân hàng cung cấp các dịch vụ này cần phải làm cho khách hàng biết rằng có những dịch vụ như vậy và hướng dẫn họ sử dụng các dịch vụ đó.

1.3.1.6. Trình độ và mức thu nhập của khách hàng

Các nghiên cứu về NHĐT cho rằng trình độ và mức sống của khách hàng là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân có trình độ, họ sẽ hiểu được những tiện ích mà các dịch vụ NHĐT mang lại cho bản thân họ cũng như giá trị đóng góp cho sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Tương tự, khi người dân có thu nhập thấp, nhu cầu tiêu dùng sẽ trở nên đơn giản, các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ được ưu tiên. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện trình độ, mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ NHĐT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc GIANG (Trang 35 - 38)