Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty

Một phần của tài liệu 0bd1a73b-45ed-47b1-87b1-eb6c94edd338 (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty

TSCĐ là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phần nào thể hiện được năng lực kỹ thuật của công ty. Do vậy công ty có quy định về sử dụng TSCĐ rõ ràng.

Toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất đều do công ty tự đầu tư. Tùy từng trường hợp, việc đầu tư, thanh lý, sửa chữa TSCĐ thì công ty đều có quy trình riêng được công ty quy định cụ thể.

- Phòng kế toán có trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của tất cả TSCĐ của công ty theo chỉ tiêu giá trị. Các bộ phận sử dụng TSCĐ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động. Giữa bộ phận kế toán và các bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ.

- Khi có nhu cầu mua mới TSCĐ, sau khi được giám đốc phê duyệt, bộ phận sử dụng lên kế hoạch mua, sau đó chuyển chứng từ liên quan đến bộ phận kế toán để tiến hành hạch toán, ghi tăng tài sản.

- Đối với trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ thuộc quyền sở hữu của công ty: Bộ phận có nhu cầu nhượng bán, thanh lý lập tờ trình yêu cầu tới bộ phận quản lý và Giám đốc. Sau khi được phê duyệt, công ty tiến hành thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Giá thanh lý, nhượng bán do Giám đốc công ty phê duyệt trên cơ sở đề nghị của hội đồng thanh lý, nhượng bán.

- Đối với sửa chữa TSCĐ, các bộ phận trực tiếp sử dụng TSCĐ trong công ty phải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng của TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ phải căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, trình giám đốc phê duyệt làm căn cứ trong công tác sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào quyết toán chi phí sửa chữa, kế toán ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần đều vào chi phí SXKD hoặc ghi tăng nguyên giá TSCĐ tùy thuộc vào từng loại sửa chữa.

- Về khấu hao tài sản: Tài sản cố định của công ty được quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty. Ban Giám đốc quyết định mức khấu hao hàng năm theo chế độ hiện hành của nhà nước. Công ty sử dụng vốn khấu hao TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của công ty.

Những TSCĐ chưa khấu hao hết mà xảy ra tình trạng thất thoát, hư hỏng phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể để có phương án xử lý, bồi thường. Giám đốc công ty có thẩm quyền quyết định phương án và mức bồi thường.

- Về kiểm kê tài sản: Công tác kiểm kê TSCĐ định kỳ 1 lần trong năm vào cuối tháng 12 hàng năm, tuy nhiên có thể tiến hành kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu cần thiết. Sau khi hoàn thành công tác kiểm kê, phải tổng hợp kết quả kiểm kê , đối chiếu với số liệu ghi trên sổ sách kế toán, trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, phòng kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán.

Đối với tài sản tổn thất, công ty phải xác định được giá tri đã bị tổn thất, nguyên nhân, và trách nhiệm. Nếu do cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của Công ty và pháp luật hiện hành.

Những trường hợp tổn thất đặc biệt do thiên tai, địch họa hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây hậu quả nghiêm trọng, công ty không thể khắc phục được thì bộ phận sử dụng lập phương án xử tổn thất trình Giám đốc xem xét, giải quyết.

Một phần của tài liệu 0bd1a73b-45ed-47b1-87b1-eb6c94edd338 (Trang 60 - 62)

w