Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV Phúc

Một phần của tài liệu 0bd1a73b-45ed-47b1-87b1-eb6c94edd338 (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV Phúc

3.1. Định hướng phát triển công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, cố gắng mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định, bền vững của Công ty.

- Duy trì và phát triển mặt mạnh của công ty là các mặt hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Triển khai các giải pháp củng cố mối quan hệ thị trường truyền thống tại Hàn Quốc.

- Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu mở rộng sản xuất các loại hàng dệt khác; hàng may sẵn, giày dép; hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. - Tiếp tục đầu tư chiều sâu, trang bị máy móc thiết bị công nghệ cao để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Không ngừng cập nhập, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển và mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển năng lực công ty ngày một phát triển hơn.

- Có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai để tạo tiền đề cho sự phát triển dài lâu.

- Cố gắng hoàn thành mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra.

3.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV PhúcHưng FNC - Việt Nam Hưng FNC - Việt Nam

TSCĐ là một yếu tố đầu vào đòi hỏi phải được kế toán tốt để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về số lượng, giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ. Việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả hợp lý góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao và ngày càng phát triển.

Việc hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ phải dựa trên chế độ kế toán hiện hành đúng theo quy định của Nhà nước và đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy, công tác hoàn thiện kế toán TSCĐ phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải phù hợp với các quy định tài chính, kế toán của Nhà nước về TSCĐ. Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế toán và hướng dẫn áp dụng trong các Doanh nghiệp. Trong quản lý và hạch toán TSCĐ, Nhà nước ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận TSCĐ, chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ và chế độ hạch toán TSCĐ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán TSCĐ phải phù hợp với các quy định tài chính, kế toán của Nhà nước về TSCĐ. Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ. Khi kế toán TSCĐ của Doanh nghiệp có sự phù hợp với hệ thống và chuẩn mực kế toán quốc tế thì việc thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của các Doanh nghiệp, không phân biệt địa điểm đầu tư, địa điểm hoạt động SXKD sẽ tìm được sự thống nhất và tạo sự nhất quán trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính độc lập và báo cáo tài chính hợp nhất.

- Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường, do đó các công cụ, chính sách quản lý kinh tế cũng thường xuyên thay đổi và các giao dịch, các sự kiện cũng ngày một đa dạng, phong phú hơn. Chính vì vậy, hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện hạch toán TSCĐ nói riêng phải dự báo được các thay đổi này nhằm đưa ra hướng xử lý về mặt tài chính, kế toán vào các giao dịch kinh tế, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản lý.

- Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Để quản lý và hạch toán tốt TSCĐ cần phải nắm vững đặc điểm hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. Có phù hợp với tổng thể hoạt động của Doanh nghiệp, những giải pháp hoàn thiện mới thực sự phát huy được tác dụng trong tổ chức kế toán tại Doanh nghiệp đó.

- Hoàn thiện kế toán TSCĐ của Doanh nghiệp phải phù hợp với yêu cầu trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính. Mục đích của kế toán là cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định chủ thể quản lý, các thông tin do kế toán cung cấp được trình bày trên hệ thống BCTC. Việc hoàn thiện kế toán TSCĐ phải đáp ứng được yêu cầu trình bày thông tin trên hệ thống BCTC của Doanh nghiệp.

- Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải quan tâm đến tính hiệu quả của TSCĐ. Hiệu quả của TSCĐ được hiểu trên ba khía cạnh. Thứ nhất, với TSCĐ hiện có thì doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý và tăng thêm lợi nhuận. Hai là, đầu tư thêm TSCĐ một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ công việc với yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng lợi nhận phải lớn hơn tốc độ tăng TSCĐ. Ba là, các giải pháp hoàn thiện phải tính đến sự hội nhập kế toán Việt Nam với các chuẩn mực kế toán quốc tế, hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ ngày càng phải hướng đến các chuẩn mực kế toán quốc tế thì kế toán TSCĐ mới trở thành công cụ quản lý đắc lực giúp ích cho Công ty hội nhập vào khu vực và thế giới.

Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện để đi vào thực tiễn hoạt động của Công ty, và phát huy hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố: dễ làm, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu 0bd1a73b-45ed-47b1-87b1-eb6c94edd338 (Trang 76 - 78)

w