7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ ở TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau mà theo tác giả cần khắc phục trong thời gian tới:
- Tồn tại về kế toán chi tiết TSCĐ:
Mỗi một TSCĐ trong công ty đều được lập 1 thẻ TSCĐ riêng. Thẻ TSCĐ được lập và lưu tại phòng kế toán suốt quá trình sử dụng. Tuy nhiên, mẫu thẻ hiện nay được sử dụng tại công ty lại thiếu một số thông tin như: mã số cụ thể của từng tài sản, phương pháp tính khấu hao, thời gian sử dụng dự kiến.
- Tồn tại về kế toán tổng hợp TSCĐ:
+ Tồn tại về các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ: trong trường hợp mua
ngoài, nguyên giá TSCĐ còn một số trường hợp chưa được xác định chính xác. Một số nguyên giá TSCĐ chưa bao gồm phí vận chuyển và lắp đặt.
+ Tồn tại về khấu hao tài sản cố định:
Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, còn một số tồn tại nhất định khi áp dụng phương pháp này. Hiện nay công ty đang áp dụng cách tính tròn tháng. Điều này không đúng với thông tư 45/2013/TT - BTC. Theo thông tư thì việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Vì vậy, việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng hiện nay của công ty đang làm ảnh hưởng đến số khấu hao phải trích, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC của công ty.
+ Tồn tại trong công tác sửa chữa TSCĐ:
Hiện nay, việc sửa chữa TSCĐ tại công ty kế toán chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn nên khi phát sinh chi phí sữa chữa lớn sẽ tính vào chi phí SXKD trong kỳ. Điều này làm ảnh hưởng đến đến chỉ tiêu giá thành sản xuất trong kỳ, làm cho giá thành không ổn định giữa các kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Tồn tại về công tác kiểm kê TSCĐ:
Việc kiểm kê TSCĐ của Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC – Việt Nam thường được tiến hành vào cuối năm nhưng chủ yếu chỉ được thực hiện kiểm kê về mặt số lượng tài sản và hiện vật. Vì thế, công tác kiểm kê không đưa ra được chính xác về thực trạng TSCĐ cho sản xuất kinh doanh của Công ty, điều này dẫn tới giảm nhẹ khâu quản lý TSCĐ một cách có hiệu quả.
Ngoài ra còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Trong các dây chuyền sản xuất tại công ty vẫn còn tồn tại một số hệ thống máy móc thiết bị đã lạc hậu và đã hết khấu hao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sử dụng TSCĐ đã khấu hao hết cần so sánh cân nhắc giữa lợi ích mang lại của TSCĐ và chi phí bỏ ra để TSCĐ đó hoạt động.
- Về công tác bảo quản, lưu trữ số liệu, sổ sách, chứng từ kế toán. Do sự trợ
giúp của phần mềm kế toán, hầu hết các số liệu được lưu trữ trong bộ nhớ máy vi tính. Kế toán chỉ in ra những sổ sách và báo cáo cần thiết, còn lại lưu trữ trong máy tính. Việc làm này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất mát số liệu, nếu có sự cố máy tính xảy ra. Tuy khả năng đó ít xảy ra nhưng khi không may xảy ra sự cố, việc cập nhật lại dữ liệu không phải là một việc dễ dàng.
- Về công tác quản lý tài sản cố định, kế toán chỉ đơn giản là quản lý TSCĐ
bằng sổ sách, còn thực trạng tài sản là do bộ phận sử dụng quản lý. Vì vậy, kế toán không nắm rõ được tình trạng TSCĐ, dễ dấn tới bất cập trong việc quản lý TSCĐ tại công ty.
nay còn hạn hẹp trong khi nhu cầu về TSCĐ ngày một tăng cao. Công ty nên xem xét khai thác thêm các hình thức đầu tư TSCĐ khác như mua trả góp hay trao đổi TSCĐ.
Những hạn chế, tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC – Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. TSCĐ và các điều kiện sản xuất, nhu cầu về số lượng, chủng loại TSCĐ hiện đại ngày một tăng. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung, chính sách tài chính, kế toán nói riêng thường xuyên thay đổi, nhiều điểm không thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan là số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán tại Công ty so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao. Cán bộ nhân viên làm việc theo thói quen, vì vậy khi áp dụng những hình thức làm việc mới cũng như việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc chưa thể thích ứng kịp thời
Tất cả những hạn chế, tồn tại trên đây phải được khắc phục triệt để thì công tác quản lý kinh doanh nói chung, quản lý và sử dụng TSCĐ nói riêng của các doanh nghiệp mới thực sự có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như của Công ty trên thương trường.
CHƯƠNG 3.
CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚC HƯNG FNC - VIỆT NAM