Kết quả kinh doanh dịch vụ bán lẻ giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 53 - 56)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ bán lẻ giai đoạn 2017-2019

Việc phát triển dịch vụ NHBL giúp mang lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho ngân hàng. Hiện nay, Chi nhánh Hà Nội đã có chương trình quản lý thu nhập, chi phí theo từng dòng sản phẩm, nên việc hạch toán thu nhập và chi phí của các sản phẩm bán lẻ luôn được thống kê chính xác con số cụ thể tỷ trọng dịch vụ NHBL đóng góp vào nguồn thu của ngân hàng.

Bảng 2.1: Lợi nhuận thu từ dịch vụ bán lẻ Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

% tăng/giảm % tăng/giảm Nội dung 2017 2018 so với năm 2019 so với năm

2017 2018

Thu từ HĐV 85.805 127.307 48,37 149.429 17,38

Thu từ cho vay 104.538 140.597 34,49 172.707 22,84

Thu từ thẻ 1.200 2.200 88,0 2.500 13,0

Thu DV khác 26.000 29.300 12,69 42.000 43,34

Tổng LN 217.543 299.404 37,63 366.636 22,46

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019

Tổng lợi nhuận từ DVBL có xu hướng tăng trưởng qua các năm:

- Năm 2018, tổng lợi nhuận thu được là: 299.404 triệu đồng, so với năm 2017 đã tăng 81.861 triệu đồng, tức tăng 37.63%

- Năm 2019, tổng lợi nhuận thu được là: 366.636 triệu đồng, so với năm 2018 đã tăng 67.232 triệu đồng, tức tăng 22.46%

Trong bối cảnh số hóa cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của NHNN, kinh doanh của Ngân hàng TMCP

Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội vẫn giữ được đà phát triển ổn định và bền vững, đạt được kết quả kinh doanh tốt. Với quy mô tài sản tăng, chất lượng tín dụng được cải thiện, phát triển sản phẩm dịch vụ phong phú, tài chính lành mạnh, mạng lưới được mở rộng, công nghệ hiện đại ứng dụng vào hoạt động nghiệp vụ, các chỉ tiêu cơ bản hầu hết hoàn thành vượt cao hơn so với kế hoạch đề ra. So với năm trước hiệu quả kinh doanh đạt cao về mọi mặt. Qua các năm, nguồn vốn vay từ NHNN vẫn là 0 trong khi đó tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng dần. Với sự phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng (thị trường 2), những khoản tiền gửi này còn có tính chất đầu tư mang lại lợi nhuận, có tính thanh khoản cao.

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ lệ Năm 2018 Tỷ lệ Năm 2019 Tỷ lệ

(%) (%) (%)

Tổng vốn huy động 3.069.362 100 4.119.485 100 4.903.437 100 Tiền gửi doanh nghiệp 516.266 16,82 882.204 21,41 863.209 17,60 Tiền gửi dân cư 1.990.829 64,86 2.670.479 64,83 3.339.928 68,11 Phátthành các côngicụlnợ 184.657 6,02 0 0 312.980 6,38 Tiền gửi của các TCTD khác 377.609 12,65 566.801 13,76 387.319 7,91 Các khoản vay 16.725 0,54 158.101 3,838 367.801 7,50 Vay NHNN 0 0 0 0 0 0 Vay TCTD 16.726 0,54 158.100 3,838 367.800 7,50

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019 Khả năng thanh toán (solvency): “Khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có. Nói cách khác khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả,là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển” [30].

“Khả năng thanh toán = dư nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng” [30].

Bảng 2.3: Khả năng thanh toán giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Khả năng thanh toán 62,92 50,51 45,28

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019

Bảng chỉ tiêu trên cho thấy, NH TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội cho vay chủ yếu là nguồn huy động từ dân cư, khách hàng- mang tính chất ổn định, và có tỷ lệ cao trong tổng tài sản nợ của ngân hàng. Mặc dù những năm gần đây, khả năng thanh khoản có chiều hướng giảm, nguyên nhân phần lớn do những khó khăn của nền kinh tế cùng với các chính sách điều hành tài chính tiền tệ chặt chẽ hơn của Ngân hàng Nhà Nước. Nhưng xét về tiêu chí an toàn thì tỷ lệ này những năm từ 2017 – 2019 đều đạt tỷ lệ trên 40.

Nguồn vốn chủ sở hữu: với cổ đông chính là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, có lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các hoạt động đầu tư khác, hơn thế nữa là một trong những tập đoàn lớn của Nhà Nước ta và nền kinh tế. Do đó, trong việc mở rộng, tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam bù đắp và hỗ trợ cùng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX-CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w