7. Kết cấu của Luận văn
1.4.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolime
Petrolimex Chi nhánh Hà Nội
Qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của một số ngân hàng thương mại trên đây, có thể rút ra cho Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Chi nhánh Hà Nội một số bài học sau:
- Xác định chiến lược với lộ trình rõ ràng để phát triển bán lẻ trong đó chú ý đến sự cạnh tranh ngày càng cao của các ngân hàng nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Cần quan tâm phân tích, thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá đặc điểm của khách hàng bán lẻ để cung cấp ra thị trường những sản phẩm bán lẻ có nhiều tiện ích và phù hợp với thị yếu cũng như nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đầu tư công nghệ phải luôn gắn kết với chiến lược kinh doanh. Dùng công nghệ thông tin (CNTT) làm công cụ để tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh hơn trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên, đi kèm với đầu tư
công nghệ hiện đại là các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra, nó có thể gây thiệt hại lớn, cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng và nhà đầu tư. Do đó, ngân hàng luôn phải giám sát và quản lý rủi ro có thể xảy ra.
- Không phát triển riêng lẻ hoặc áp dụng đại trà các sản phẩm và dịch vụ, mà cần có sự thay đổi để đáp ứng kịp thời về cơ cấu tổ chức, sử dụng và đào tạo nhân lực, phương thức điều hành.
- Mở rộng mạng lưới, kênh phân phối phải đi đôi với phát triển khách hàng và khả năng khai thác thị trường tiềm năng trong tương lai.
Ngân hàng thương mại cổ phần Petrolimex-PGBank-CN Hà Nội xây dựng thương hiệu của mình thông qua các hoạt động truyền thông, tăng cường tiếp thị nhằm giúp khách hàng hiểu biết cơ bản về dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng, lợi ích của sản phầm và cách thức sử dụng. Ngân hàng cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàng theo tiêu chí phù hơp để giới thiệu sản phẩm tương ứng tới từng đối tượng khách hàng.
Ngân hàng xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng để đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, nắm bắt thị hiếu phát triển theo hướng “quốc tế hóa”, tạo ra điểm nhấn khác biệt cho sản phẩm của mình…
Cần nâng cao chất lượng, chuyên môn hóa đối với các cán bộ trong lĩnh vực DVBL về trình độ, nghiệp vụ…
Và vô cùng quan trọng đó là đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin để thúc đẩy các hoạt động trực tuyến phát triển góp phần gia tăng việc quản trị ngân hàng, thúc đẩy mạnh việc thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán cũng như tiết kiệm chi phí giao dịch...
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu chương 1, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại, đặc điểm và các SPDV của Ngân hàng bán lẻ. Từ đó để làm rõ hơn về đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVNH bán lẻ. Mặt khác, cũng đã nêu ra những bài học kinh nghiệm về thành công trong phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng các nước Singapore, Thái Lan, và rút ra 5 bài học kinh nghiệm để vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Đó là những cơ sở cần thiết để nghiên cứu các nội dung trong các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG