Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin và thái độ, tập quán, quy định, cá tính, những nhân vật điển hình, nhƣng nét đặc trƣng riêng của một doanh nghiệp. Văn hóa là khía cạnh con ngƣời, hình thành nên sự đoàn kết và sự hợp tác để thực hiện mục đích của doanh nghiệp đặt ra, tạo ra sự tận tụy và tính hiệu quả trong doanh nghiệp khi có những thay đổi trong kinh doanh.
Văn hóa doanh nghiệp có tác động nhiều mặt tới hoạt động của doanh nghiệp, nó định hƣớng cho phần lớn công việc trong doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng đến quyết định của nhà quản trị và quan điểm của họ trong việc điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với điều kiện môi trƣờng của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể là động lực thúc đẩy cho việc hoạch định và thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng cũng có thể là yếu tố gây cản trở các hoạt động đó. Các doanh nghiệp có văn hóa lành mạnh, tích cực có nhiều cơ hội để thành công hơn so với các công ty có nếp văn hóa không lành mạnh. Bởi vì mỗi con ngƣời đều có nhu cầu cơ bản là làm cho thế giới của họ có ý nghĩa và cảm thấy đƣợc kiểm soát, thiết lập mục đích của mình. Khi các biến cố xảy ra đe dọa mục đích của mình thì các cá nhân đều phản ứng để bảo vệ. Các nhà quản trị và nhân viên cũng có thể phá vỡ mối quan hệ, những ràng buộc về trách nhiệm đối với công việc trong doanh nghiệp và từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh nghiệp.
Thật ích lợi nếu nhìn hoạt động quản trị doanh nghiệp từ triển vọng văn hóa vì sự thành công thƣờng phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của khía cạnh văn hóa doanh nghiệp trong
97 nhiều lĩnh vực. Nếu các hoạt động của công ty đƣợc hỗ trợ bằng những sản phẩm văn hóa nhƣ giá trị, niềm tin, lễ nghi, thủ tục, lễ lạc, chuyện kể, biểu tƣợng, ngôn ngữ và các nhân vật điển hình thì các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tạo ra sự đồng tâm nhất trí trong doanh nghiệp, có thể huy động đƣợc tối đa sự sáng tạo và tâm huyết của mọi ngƣời trong doanh nghiệp, có thể thƣờng xuyên thực hiện những đổi mới một cách mau lẹ và dễ dàng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của văn hóa không tồn tại và không đƣợc vun đắp thì những đổi mới trong quản trị doanh nghiệp có thể không hiệu quả hay thậm chí còn bị nhiều lực cản trở và sự phản ứng từ chính những cá nhân trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể trở nên đối nghịch với các ý tƣởng mới, chiến lƣợc mới, và sự đối nghịch này có khi lại dẫn đến sự lẫn lộn và mất phƣơng hƣớng hoạt động của doanh nghiệp.
Một văn hóa lành mạnh làm cho nhân viên nhận thức tốt hơn những việc mà họ làm và vì vậy dẫn dắt họ làm việc tích cực hơn nhằm đạt đƣợc các mục đích của doanh nghiệp. Nó cũng bao gồm các tiêu chí về hành vi đạo đức hoặc một hệ thống các quy tắc giao tiếp thân mật nhắc nhở nhân viên phải cƣ xử nhƣ thế nào. Ngƣợc lại, với một văn hóa không lành mạnh, nhân viên lãng phí thời giờ chỉ để cố tìm hiểu những việc của ngƣời khác cần làm và làm nhƣ thế nào, tìm cách xét nét nhau làm cho nguồn lực nhân sự bị phân tán, khó hợp tác và tạo ra các phản ứng trong công ty.
Đối với doanh nghiệp, điều hết sức quan trọng là làm sao xây dựng đƣợc một văn hóa lành mạnh, một nề nếp tốt nhằm khuyến khích nhân viên tiếp thu đƣợc các chuẩn mực đạo đức và thái độ tích cực. Nếu văn hóa doanh nghiệp tạo ra đƣợc tính linh hoạt và khuyến khích việc tập trung chú ý đến các điều kiện bên ngoài thì nó sẽ tăng cƣờng khả năng của công ty, thích nghi đƣợc với các biến đổi môi trƣờng. Một trong các bổn phận chính của các nhà quản trị là phải hình thành đƣợc các giá trị phẩm chất của công ty bằng cách hƣớng sự lƣu tâm chú ý của nhân viên vào công việc, trách nhiệm của mình và những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
Tóm lại, hành vi tổ chức là một lĩnh vực nghiên cứu bao gồm ba cấp độ trong một tổ chức thống nhất: cá nhân, nhóm và doanh nghiệp.Hành vi tổ chức nghiên cứu cách mà con ngƣời cƣ xử và hành động trong tổ chức và ảnh hƣởng của nó tới việc thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.