Doanh thu và Hoạt động doanh thu

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 2 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 43 - 45)

1. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện đƣợc do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng mang lại.

- Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đem biếu, tặng, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ, dùng để thanh toán tiền lƣơng, tiền thƣởng cho cán bộ công nhân viên, trao đổi hàng hóa, làm phƣơng tiện thanh toán công nợ của doanh nghiệp cũng phải đƣợc hạch toán để xác định doanh thu bán hàng.

- Hiểu theo một nghĩa khác thì doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ số tiền đã thu đƣợc hoặc có quyền đòi về do việc bán hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định.

- Thời điểm xác định doanh thu bán hàng là khi ngƣời mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc vào số tiền đã thu đƣợc hay chƣa.

2. Hoạt động doanh thu là lĩnh vực kinh doanh tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, có bản chất khác nhau và không có sự trùng hợp về chức năng.

Có 3 hoạt động chính nhằm tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đó là:

* Hoạt động sản xuất công nghiệp

Hoạt động này bao gồm hai nhiệm vụ:

- Sản xuất sản phẩm theo mẫu (catalogue) tức là không có ngƣời đặt hàng trƣớc, nhƣng doanh nghiệp cứ theo nguyên mẫu để sản xuất, chào hàng, tìm ngƣời mua. Sản xuất theo mẫu tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất khối lƣợng lớn, liên tục và ổn định

- Sản xuất theo đơn đặt hàng riêng

Doanh nghiệp sản xuất theo địa chỉ của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không phải lo khâu tiêu thụ, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, thu tiền ngay. Tuy nhiên, các sản xuất này không ổn định và không liên tục đƣợc.

Hoạt động sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp.

* Hoạt động thương mại

Là hoạt động mua và bán hàng hóa không qua chế biến. Bộ phận này đƣợc hạch toán độc lập với hoạt động sản xuất công nghiệp.

* Hoạt động của các phần tử cấu trúc (dịch vụ sửa chữa, bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp)

115 Phân xƣởng sửa chữa máy móc của doanh nghiệp không làm ra sản phẩm để bán, không phải là phần tử cấu trúc. Bộ phận sửa chữa, bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp có thu, có chi, có thể thu nhỏ hơn chi, bộ phận này hạch toán độc lập, đƣợc coi là phần tử cấu trúc.

Toàn bộ chi phí của phần tử cấu trúc đều là chi phí trực tiếp. Nhƣ vậy, 3 điều kiện để một bộ phận nào đó là phần tử cấu trúc, là:

- Phải phát sinh chi phí trực tiếp - Có mang lại doanh thu

- Có hạch toán riêng rẽ hoàn toàn

Cả ba hoạt động trên đều là hoạt động doanh thu vì đều mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Mỗi hoạt động đều có hóa đơn thu riêng và số thu đƣợc đƣa vào quỹ chung của doanh nghiệp.

Chú ý:

- Hoạt động nào không đem lại doanh thu trực tiếp không thuộc về khái niệm hoạt động doanh thu ở đây.

- Doanh nghiệp cần xác định tỷ trọng và giá trị từng loại hoạt động.

- Phân tích xem khả năng hoạt động nào đem lại doanh thu lớn nhất, nhỏ nhất; hoạt động nào lãi, hoạt động nào lỗ.

- Thƣờng hoạt động phải hạch toán riêng biệt, độc lập với nhau, tức là phải phân bổ chi phí, xác định doanh thu không trùng lặp.

6.1.2. Thƣơng vụ

Trong từng hoạt động lại có một hay nhiều thƣơng vụ khác nhau. Thƣơng vụ là một lĩnh vực hoạt động có phát sinh chi phí và đem lại doanh thu. Thƣơng vụ đƣợc chia làm 3 loại:

- Thƣơng vụ trong sổ (mới đƣợc ký kết). Đặc điểm của thƣơng vụ này là chƣa có thu nhập, cũng chƣa phải phân bổ bất kỳ một chi phí nào cho nó. Vì vậy, xóa một thƣơng vụ không gây hậu quả xấu.

- Thƣơng vụ đang tiến hành

- Thƣơng vụ đã hoàn tất: là thƣơng vụ không còn bất kỳ một thu nhập hay chi phí nào phân bổ cho nó. Nếu lại phân bổ chi phí hay thu nhập sẽ xuyên tạc kết quả hoạt động.

6.1.3.Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống (Tiền lƣơng, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định,...) mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh

116 nghiệp phải đƣợc tính toán, xác định trong từng thời kỳ nhất định. Trên thực tế chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc tính theo tháng, quý, năm.

Chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc chia làm 2 loại là: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (chi phí chung).

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 2 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)