Mức lương tối thiểu

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Tiền Lương - Thực Trạng Áp Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG (Trang 38 - 44)

Trong lĩnh vực trả công, trả lương cho người lao động, mức lương nào đánh giá giá trị sức lao động đơn giản nhất, thấp nhất để họ có mức sống tối thiểu, đó chính là vấn đề tiền lương tối thiểu. Lương tối thiểu được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cả hai phía trong mối quan hệ lao động. Tiền lương tối thiểu có thể thỏa mãn những nhu cầu cá nhân và xã hội của con người ở mức thấp nhất có thể. Tiền lương tối thiểu không tuân theo những thương lượng giữa giữa 2 bên mà tuân theo những quy định do pháp luật đặt ra.

(i) Thế nào là mức lương tối thiểu?

Về mặt khái niệm, Công ước số 26 ngày 30/5/1928 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng: “Tiền lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất trả cho người lao động làm các công việc đơn giản nhất đủ đảm bảo cho họ một mức sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội”. Năm 1951, ILO thông qua Công ước 99 có ghi rõ: “Mọi thành viên của ILO ấn định mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp và công nghiệp có liên quan”. Với quy định này, tất cả các quốc gia tham gia vào tổ chức ILO đều phải tuân thủ. Việt Nam là thành viên

của tổ chức ILO từ năm 1983, do đó, chúng ta cũng đã tuân thủ quy định này và quy định về tiền lương tối thiểu trong Bộ luật Lao động. Cụ thể, tại Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.

Mức lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản là: (i) Được xác định với trình độ lao động đơn giản nhất; (ii) Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường; (iii) Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ cần thiết; (iv) Tương ứng với tư liệu sinh hoạt chủ yếu của vùng có mức giá trị trung bình. Như vậy, tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền tảng để trả công cho người lao động trong toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động trả ít nhất là bằng chứ không trả thấp hơn. Vì vậy, các mức lương khác trong thang lương, bảng lương hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động không thấp hơn mức Nhà nước ấn định.

(ii) Các loại tiền lương tối thiểu

Cơ sở để xác định mức lương tối thiểu là theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

- Tiền lương tối thiểu chung: Do Nhà nước quy định và áp dụng trên phạm vi toàn quốc, áp dụng đối với tất cả mọi người, nó được coi là lưới đỡ an toàn cho mọi người lao động.

- Tiền lương tối thiểu vùng: Là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định, có tính đến những yếu tố đặc thù của vùng đó. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh

tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Trước đây, tồn tại 2 mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho 2 loại hình doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Quy định này gây ra cách hiểu sai lầm đó là mức sống tối thiểu của người lao động trong khu vực này là khác nhau. Kể từ ngày 1/10/2011, pháp luật lao động Việt Nam đã quy định áp dụng một mức lương tối thiểu duy nhất cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.

- Tiền lương tối thiểu theo khu vực kinh tế: Tiền lương tối thiểu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và và khu vực kinh tế trong nước.

- Tiền lương tối thiểu ngành: Là mức lương tối thiểu được áp dụng cho một ngành nhất định, có tính đến những yếu tố lao động đặc thù của ngành đó. Xuất phát do có sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt giữa các địa phương mà tiền lương tối thiểu có thể khác nhau. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

(iii) Ý nghĩa của việc quy định mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định và là sự cụ thể hoá các quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề này có tầm quan trọng to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nó là cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận mức tiền công cao hơn và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động theo pháp luật quy định, tạo điều kiện hình thành giá

tiền công trên thị trường, từng bước thực hiện tính đúng, tính đủ tiền lương trong giá thành và phí lưu thông trong doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình đổi mới của các doanh nghiệp gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh [14 – tr. 23]. Ý nghĩa của việc quy định mức lương tối thiểu được thể hiện ở các điểm sau đây:

- Lương tối thiểu là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động. Đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.

- Lương tối thiểu là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng loại hình doanh nghiệp nhằm: Loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người lao động làm công ăn lương trước sức ép của thị trường; bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và các yếu tố kinh tế khác. Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng của thị trường lao động; đảm bảo sự trả lương tương đương cho những công việc tương đương. Tiền lương tối thiểu ở một góc độ nào đó là sự điều hòa tiền lương trong các nhóm người lao động, mà ở đó tiền lương không được tính đúng mức và phòng ngừa xung đột, tranh chấp trong lao động.

- Lương tối thiểu thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong quản lý và sử dụng lao động

Tiểu kết Chƣơng 1

Tiền lương được xem là yếu tố quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người lao động làm công ăn lương, nên pháp luật tiền lương luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Chính sách, pháp luật về tiền lương đã được khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của nó trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng,

trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, từ đó, tạo nên một hệ thống văn bản pháp luật về tiền lương nói chung. Về nguyên tắc, chính sách và pháp luật tiền lương áp dụng trong các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng, tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của người lao động, hay phải trả đúng giá trị sức lao động của người lao động, tuỳ thuộc vào năng suất lao động của từng cá nhân người lao động hay thành tích của họ.

Bộ luật Lao động Việt Nam ra đời từ năm 1994, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đã được hoàn thiện hơn ở Bộ luật Lao động năm 2012. Các quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề tiền lương đã xác lập khung pháp lý cơ bản, thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế lao động 2 bên trong doanh nghiệp… tiền lương, tiền công được xác định, điều chỉnh thông qua hoạt động lao động và thương lượng lao động tập thể. Nhờ vậy, chính sách tiền lương đã góp phần thu hút đầu tư và thu hút lao động vào các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất; hạn chế sự di chuyển lao động. Chất lượng lao động tăng lên, công nghệ một ngày hiện đại, môi trường đẩu tư thuận lợi là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Quy mô sản xuất được mở rộng, đào tạo thêm việc làm cho người lao động và có tác dụng trở lại với thị trường lao động, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, để chính sách tiền lương phát huy được hiệu quả, thì các chính sách liên quan như chính sách đào tạo, hỗ trợ việc làm, xóa đói giảm nghèo... cũng được phát huy sẽ làm cho thị trường lao động phát triển toàn diện hơn. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu cải cách toàn diện và triệt để hơn về chính sách tiền lương để phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như việc

ban hành tiền lương tối thiểu, thiết lập hệ thống thang, bảng lương, hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế 2 bên, 3 bên... Tất cả các vấn đề này đều hướng tới mục đích phát triển kinh tế - xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƢƠNGÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Tiền Lương - Thực Trạng Áp Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w