CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & THƢƠNG MẠI TNG
3.2.2. Hoàn thiện việc áp dụng chính sách pháp luật về tiền lƣơng tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG
Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG
Với tư cách là một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cần tham khảo và quán triệt các kiến nghị chung nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về tiền lương áp dụng cho các doanh nghiệp đã được trình bày ở phần trên. Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp trong ngành Dệt May, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cần phát huy những nhân tố tích cực trong thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May, hướng tới mục tiêu ngày càng bảo đảm tốt hơn về chính sách tiền lương cũng như các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động.
Đối với chính sách tiền lương trong doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG cũng cần phát huy những ưu điểm, khắc phục những vấn đề còn tồn tại để thu hút hơn nữa người lao động, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là: Đơn giản hóa công thức tính tiền lương theo sản phẩm lũy tiến.
Ngoài ra công thức tính tiền lương phải phán ánh được mức độ đóng góp của người lao động đối với sự phát triển của công ty, vì vậy, cần đưa yếu tố thâm niên công tác vào công thức, có như vậy mới đảm bảo được sự công bằng cho người lao động.
Hai là: Nâng mức trợ cấp nuôi con nhỏ trong trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thay vì mức hỗ trợ là 5.000 đồng như hiện nay, thì mức hỗ trợ trong
trường hợp này phải ít nhất bằng 50% so với mức hỗ trợ đối với người lao động có con dưới 12 tháng tuổi.
Ba là: Xây dựng là một trong những ngành nghề kinh doanh của công ty,
vì vậy công ty xây dựng nhà ở cho công nhân thuê để công nhân thuê nhằm đảm bảo sự ổn định về chỗ ở cho người lao động.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trong thời gian qua, Nhà nước đã liên tục và thường xuyên chú trọng cải cách chính sách pháp luật về tiền lương, nhờ đó mức lương được nâng cao gắn với sự phát triển của thị trường. Thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề giá cả hàng hóa sức lao động ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động và ảnh hưởng lan toả đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật tiền lương tốt, bởi lẽ, một chính sách pháp luật tiền lương tốt không chỉ liên quan đến thu nhập và đời sống của người lao động, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, đến mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng, quan hệ giữa các tầng lớp lao động.
Việc cải cách, hoàn thiện chính sách pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp cần phải đảm bảo tiền lương phải đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình, được hình thành theo quy luật của thị trường và do thị trường quyết định. Nhà nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về chi trả tiền lương ở các loại hình doanh nghiệp và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường, khả năng của doanh nghiệp và trình độ phát triển của nền kinh tế làm căn
cứ cho việc thoả thuận, thương lượng giữa các bên trong doanh nghiệp về tiền lương. Còn doanh nghiệp phải chủ động xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, xây dựng định mức và đơn giá tiền lương, thang, bảng lương, quy chế trả lương… theo sự hướng dẫn của Nhà nước và thực hiện công khai dân chủ, minh bạch trong doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.
KẾT LUẬN
Kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách pháp luật về tiền lương là một trong những chính sách quan trọng được Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, bởi đây là chính sách có ý nghĩa thiết thực góp phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội. Chính sách pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp cũng luôn được điều chỉnh thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động, đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo cho các bên khi giao kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và mức tiền lương cho người lao động.
Thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật về tiền lương - Thực trạng áp
dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG” cho phép rút ra một số
kết luận sau đây: