CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI & ĐẦU TƢ TNG
2.1.5.7. Tạm ứng tiền lương
Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động được tạm ứng tiền lương trong các trường hợp sau:
- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.
- Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Có thể khẳng định, chế độ pháp lý về tiền lương trong doanh nghiệp là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm để bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động, đặc biệt là người lao công làm công ăn lương trong doanh nghiệp, nhằm đảm bảo để họ được đối xử công bằng trong
việc trả lương và các chế độ khác. Đối với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh như hiện nay, tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp nói riêng. Qua quá trình phân tích và tìm hiểu về chính sách pháp luật tiền lương trong các doanh nghiệp, chúng ta thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và có những điều chỉnh thích ứng về chính sách tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp. Sự điều chỉnh, thay đổi chính sách pháp luật về tiền lương theo sự phát triển của kinh tế - xã hội đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc cho người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong việc trả lương, giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quản lý và phân phối tiền lương trong doanh nghiệp mình đạt hiệu quả, đảm bảo tính công bằng và ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƢƠNGTRONG DOANH NGHIỆP VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ