Xây dựng thang lương, bảng lương trongdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Tiền Lương - Thực Trạng Áp Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG (Trang 47 - 52)

CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI & ĐẦU TƢ TNG

2.1.2.1. Xây dựng thang lương, bảng lương trongdoanh nghiệp

Việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và xác định hợp lý các mức phụ cấp theo lương phải xuất phát từ đặc điểm khác nhau trong từng ngành nghề và trong từ điều kiện lao động cụ thể.

a. Thang lương

Thang lương là tương quan tỉ lệ về tiền lương (theo trình độ lành nghề) giữa những người lao động trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề có tiêu chuẩn cấp bậc, kĩ thuật rõ ràng. Cơ cấu của thang lương bao gồm: Bậc lương - Hệ số tiền lương - Bội số của thang lương. Mỗi bậc trong thang lương thể hiện mức phức tạp và mức tiêu hao lao động của công việc. Công việc it phức tạp và tiêu hao năng lượng ít nhất thì thuộc bậc thấp nhất gọi là bậc khởi điểm. Trong thang lương của các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, bậc khởi điểm gọi là bậc một. Mức bậc một phải cao hơn mức lương tối thiểu.

Mỗi bậc trong thang lương thể hiện một hệ số của bậc đó so với bậc khởi điểm, chênh lệch giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất của thang lương được gọi là bội số của thang lương. Trong một thang lương có một hoặc một số nhóm lương

thể hiện điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại khác nhau của từng nghành nghề. Mỗi nhóm lương có hệ số mức lương bậc một thể hiện yêu cầu đào tạo ban đầu của nghề và hệ số bậc cao nhất thể hiện mức độ phức tạp của công việc trong nghề. Số bậc và bội số thang lương phán ánh mức độ phức tạp kĩ thuật của mỗi ngành, nghề được xác định, căn cứ vào nội dung công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật.

b. Bảng lương

Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Trong các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, bảng lương được xây dựng áp dụng cho các lao động quản lý như các chức danh lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp); lao động chuyên môn, nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, kĩ sư, kĩ thuật viên, cán sự), lao động thừa hành phục vụ (nhân viên văn thư, nhân viên phục vụ), lao động trực tiếp sản xuất ở những công việc hay những ngành nghề không quy định rõ ràng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật (sản xuất điện, vận tải biển, hàng không…)

Kết cấu của bảng lương bao gồm: Ngạch lương, thể hiện mức độ phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Trong mỗi ngạch lương có một số bậc lương được xác định dựa vào mức độ phức tạp của công việc. Ứng với mỗi bậc là một hệ số mức lương. Hệ số mức lương của bậc cao nhất trong bảng lương được gọi là bội số của bảng lương đó.

Hệ thống thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp gồm hệ thống thang, bảng lương của người lao động được xác định theo ngành (hoặc một nhóm ngành) kinh tế kỹ thuật. Trong đó, các ngành nghề phải có tiêu chuẩn cấp

bậc rõ ràng. Trong một thang lương có một hoặc một số nhóm lương thể hiện điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại khác nhau của từng ngành nghề. Mỗi nhóm lương có hệ số mức lương bậc một thể hiện yêu cầu đào tạo ban đầu của nghề và hệ số bậc cao nhất thể hiện múc độ phức tạp kỹ thuật cao nhất của công việc trong nghề. Số bậc và bội số của thang lương phản ánh mức độ phức tạp của mỗi ngành nghề và được xác định căn cứ vào nội dung công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Bảng lương của công nhân trực tiếp sản xuất áp dụng cho công nhân làm việc ở những ngành nghề mà tiêu chuẩn cấp bậc không rõ ràng, không phân chia được nhiều phức độ phức tạp rõ rệt hoặc do đặc điểm của công việc phải bố trí của công nhân theo cương vị và trách nhiệm công việc. Mỗi chức danh trong bảng lương được xác định bởi mỗi trình độ nhất định và công việc cụ thể. Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp chỉ quy định cho ba chức danh: Giám đốc; Phó giám đốc và kế toán trưởng ...

c. Mục đích xây dựng thang lương, bảng lương

Thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp được áp dụng để làm cơ sở: (i) Thỏa thuận tiền lương trong giao kết hợp đồng lao động; (ii) Xác định đơn giá tiền lương thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; (iii) Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; (iv) Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động; (v) Giải quyết các quyền lợi khác theo thỏa thuận của 2 bên (người lao động và người sử dụng lao động) và theo quy định của pháp luật lao động.

Trên thực tế, mức lương trả cho người lao động có thể là mức quy định trong thang lương, bảng lương của đơn vị hoặc mức khác do 2 bên thỏa thuận.

Thang lương, bảng lương được sử dụng chủ yếu để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và giải quyết quyền lợi cho người lao động trong thời gian nghỉ có hương lương.

d. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

- Khi xây dựng thang lương, bảng lương phải căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

- Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: (i) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; (ii) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; (iii) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

- Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

- Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát [25].

Xuất phát từ tính chất phong phú, đa dạng về công việc, ngành nghề và đối tượng lao động mà trong doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại thang lương hay bảng lương khác nhau. Hiện nay Nhà nước quy định những loại thang lương sau cho các công ty Nhà nước:

+ Thang lương của công nhân, sản nhân viên trực tiếp xuất kinh doanh. + Bảng lương của công nhân, sản nhân viên trực tiếp xuất kinh doanh. + Bảng lương của chuyên gia cao cấp, nghệ nhân.

+ Bảng lương thành viên chuyên trách hội đồng quản trị + Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ

+ Bảng lương nhân viên thừa hành phục vụ

Các doanh nghiêp có thể sử dụng những thang lương hay bảng lương do Nhà nước quy định hoặc có thể tự quy định phù hợp với những nguyên tắc và giới hạn do Nhà nước đặt ra phù hợp với những điều kiện tại doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu LVTS-2013 - Pháp Luật Về Tiền Lương - Thực Trạng Áp Dụng Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại TNG (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w