Trong phạm vi từng doanh nghiệp, việc tổ chức bộ máy quản trị phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu chủ yếu sau đây: '
Một là, phải bảo đảm hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ chủ yếu để từng doanh nghiệp tự tổ chức bộ máy quản trị của mình.
Hai là, phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trƣởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong doanh nghiệp.
Ba là, phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn. Công tác của các phòng chức năng đƣợc chuyên môn hoá sâu hơn, do đó cần thiết và có thể tổ chức nhiều phòng chức năng hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những đặc điểm kinh tế và kỹ thuật nhƣ loại hình sản xuất, tính chất công nghệ, trình độ tự chủ sản xuất kinh doanh v.v... đều đƣợc xem là những căn cứ để xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Bốn là, phải đặc biệt yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ máy quản lý. Một bộ máy quản trị doanh nghiệp coi là tinh giản khi số cấp, số bộ phận quản trị ít nhất, tỷ lệ giữa nhân viên quản trị so với tổng số công nhân viên chức nhỏ nhất mà vẫn hoàn thành đầy đủ các chức năng quản trị. Nó đƣợc coi là vững mạnh khi những quyết định của nó đƣợc chuẩn bị một cách chu đáo, có cơ sở khoa học, sát hợp với thực tiễn sản xuất; khi những quyết định ấy đƣợc mọi bộ phận, mọi ngƣời chấp hành với tinh thần kỷ luật nghiêm khắc và ý thức tự giác đầy đủ.
Thực hiện đầy đủ những yêu cầu nói trên sẽ tạo nên hiệu lực và quyềnuy của bộ máy quản trị doanh nghiệp.