Hoạch định kế hoạch

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 58 - 61)

3.3.3.1. Các loại kế hoạch

a. Theo thời gian: có thể chia kế hoạch thành - Kế hoạch dài hạn

- Kế hoạch trung hạn - Kế hoạch ngắn hạn b. Theo cấp độ

- Kế hoạch chiến lƣợc - Kế hoạch chiến thuật - Kế hoạch tác nghiệp

c. Theo mức độ chi tiết của kế hoạch ta có

- Kế hoạch "thô": Đề cập có tính chất định hƣớng

- Kế hoạch "tinh": Là loại kế hoạch đƣợc lập chi tiết cho đến từng bộ phận nhỏ. d. Theo lĩnh vực hoạt động

- Kế hoạch tổng thể

- Kế hoạch bộ phận: Loại kế hoạch này gắn liền với từng lĩnh vực kinh doanh nhƣ: Kế hoạch Marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự...

3.3.3.2. Nội dung cơ bản của bản kế hoạch

Kế hoạch kinh doanh là một văn kiện. Văn kiện này cần phải có đầy đù các mục theo yêu cầu và đƣợc trình bày theo qui định thống nhất.

Mẫu bản kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Thế giới Công ty tài chính quốc tế (IFC)-Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể trong việc lập kế hoạch kinh doanh dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Theo hƣớng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của IFC, Ngân hàng Thế giới, bản kế hoạch kinh doanh thƣờng có 7 phần. Các nội dung cơ bản nhƣ sau:

54

1.Phần giới thiệu

Phần giới thiệu cho kế hoạch kinh doanh - gồm trang bìa, tóm tắt ý chính, và mục lục - quyết định ấn tƣợng đầu tiên mà ngƣời lập kế hoạch tạo ra cho ngƣời đọc. Trong nhiều trƣờng hợp, các phần giới thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu ngƣời đọc có đọc nốt phần còn lại kế hoạch hay không. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách ngƣời lập kế hoạch kinh doanh tổ chức toàn bộ kế hoạch của mình. Vì lý do này, tất cả các phần để giới thiệu phải đƣợc soạn thảo tốt nhất cả về hình thức và nội dung.

Một kế hoạch phác thảo tốt nếu đƣợc bố cục một cách thiếu chuyên nghiệp sẽ đƣa đến cho ngƣời đọc một ấn tƣợng mạnh mẽ về trình độ nghiệp vụ và khả năng của ngƣời lập kế hoạch. Trang bìa phải có đầy đủ thông tin thích hợp, phần tóm tắt của kế hoạch phải thuyết phục đƣợc ngƣời đọc là toàn bộ kế hoạch rất đáng xem, và phần mục lục phải giúp ngƣời đọc dễ dàng định hƣớng đƣợc kế hoạch.

2. Mô tả hoạt động kinh doanh

Dù ngƣời lập kế hoạch kinh doanh đang muốn tìm vốn hay chỉ đơn thuần phát triển một tài liệu dù nội bộ, vẫn cần có khả năng diễn đạt rõ ràng hình ảnh công ty. Phần mô tả hoạt dộng kinh doanh chính là cái nhìn chiến lƣợc về công ty, và bao gồm: đơn vị kinh doanh là ai, cung cấp sảm phẩm gì, thị trƣờng nào hƣớng tới, và tại sao việc kinh doanh có thể có lợi nhuận.

Có quá nhiều chủ doanh nghiệp mắc lỗi hoạt động mà không có một cái nhìn chiến lƣợc, lý do cản trở khả năng tăng trƣởng và phát đạt của doanh nghiệp. Một chủ doanh nghiệp không có cái nhìn chiến lƣợc sẽ khó có thể miêu tả rõ ràng hoạt động kinh doanh của mình và sẽ rơi vào tình trạng miêu tả dài dòng, lan man, có những cụm từ hay các biệt ngữ không thể hiểu đƣợc. Một mô tả dễ hiểu và súc tích về công ty sẽ không chỉ giúp kế hoạch kinh doanh, mà còn hỗ trợ cho ngƣời lập kế hoạch trong bất cứ tình huống lệ thƣờng khác - từ việc bắt đầu một quan hệ đến việc thực hiện những cuộc gọi tiếp cận một tờ báo cho một cuộc phỏng vấn. Một phần mô tả hoạt động kinh doanh tiêu biểu bao gồm:

 Tổng quan về ngành kinh doanh  Luận bàn về công ty

 Miêu tả sản phẩm/ dịch vụ  Định vị

 Chiến lƣợc giá cả

3. Thị trường

Phần này sẽ cung cấp những số liệu thực tế để thuyết phục nhà đầu tƣ, đối tác tiềm năng hoặc ngƣời đọc, là công việc kinh doanh sẽ thu hút nhiều khách hàng trong một ngành kinh doanh đang phát triển và có thể đảm bảo doanh số bán ra bất chấp cạnh tranh. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó có xem xét đến quy mô của thị trƣờng hiện tại và xu hƣớng phát triển của thị trƣờng. Phần này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng. Nhiều phần tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh nhƣ phần sản xuất,

55 tiếp thị và tổng số vốn cần có, đều sẽ phải dựa trên dự báo về doanh số bán ra đƣợc đề cập đến trong phần này.  Khách hàng  Quy mô và xu hƣớng thị trƣờng  Cạnh tranh  Doanh số ƣớc tính 4. Phát triển và sản xuất

Trong phần này, cần mô tả hiện trạng sản phẩm và dịch vụ cùng với kế hoạch để phát triển hoàn thiện chúng. Đây cũng là phần giúp ngƣời đọc bản kế hoạch kinh doanh làm quen với cách thức tạo ra sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng.

Phần này phải có đủ chi tiết về chi phí phát triển sản phẩm, địa điểm và yêu cầu nhân công. Phần này cũng cần lập một số mẫu bão cáo tài chính, bao gồm chi phí hoạt động, giá vốn hàng hoá, và lƣu chuyển tiền tệ.

 Hiện trạng phát triển sản phẩm  Chu trình sản xuất

 Chi phí phát triển  Yêu cầu về nhân công

 Các yêu cầu về chi phí và vốn

5. Bán hàng và marketing

Trong bản kế hoạch kinh doanh, phần này sẽ nêu rõ chiến lƣợc và các thủ thuật sẽ sử dụng để khiến khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Bán hàng và marketing thƣờng là một khâu có sự liên kết lỏng lẻo trong nhiều bản kế hoạch kinh doanh, vì vậy nên dành thời gian thích đáng cho phần này. Một kế hoạch bán hàng và marketing vững mạnh sẽ giúp ngƣời lập kế hoạch kinh doanh định hƣớng rõ ràng và nó là một đảm bảo cho các nhà đầu tƣ tiềm năng tin rằng đây là một kế hoạch khả thi và có đủ các nguồn lực để xúc tiến bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Phần kế hoạch bán hàng và marketing sẽ gồm 3 mục chính:

 Chiến lƣợc

 Phƣơng thức bán hàng  Quảng cáo và khuyến mại

6. Ban quản trị

Một ban quản lý tốt có thể bắt đầu thậm chí một ý tƣởng tồi tệ nhất để đạt đƣợc thành công lớn. Thực tế cho thấy, ngƣời ta đã từng biết tới những đội ngũ lãnh đạo giỏi biến hoá từ ý tƣởng kinh doanh này sang ý tƣởng kinh doanh khác, liên tục xây dựng nên và điều hành những công ty rất hƣng thịnh. Ngƣợc lại, đội ngũ lãnh đạo kém thƣờng không đủ khả năng xây dựng một doanh nghiệp thịnh vƣợng thậm chí từ một ý tƣởng tuyệt vời nhất. Vì thế, phần trình bày về ban quản lý đã hoặc sẽ thành lập phải chứng tỏ đƣợc khả năng thành công của họ. Mỗi thành viên trong ban quản lý này hiển nhiên phải có tài năng và kinh nghiệm thích hợp

56 với công việc kinh doanh này, nhƣng một yếu tố cũng rất quan trọng nữa là họ phải có những kỹ năng hỗ trợ lẫn nhau.

 Giới thiệu  Quyền sở hữu

 Ban quản lý/ Ban Cố vấn  Các dịch vụ hỗ trợ 7. Các vấn đề về tài chính

Phần các thông số về tài chính đƣợc sử dụng để giới thiệu, chứng minh và thuyết phục. Trong phần này, cần đƣa ra những lập luận của mình và chứng minh tính khả thi của kế 'hoạch kinh doanh và ý tƣởng đầu tƣ tốt của mình bằng các bảng và biểu mẫu tài chính. Trong phần này, cần đánh giá rủi ro liên quan đến dự án kinh doanh. Nếu viết một kế hoạch cho các nhà đầu tƣ, cần các phần sau:

 Các rủi ro

 Báo cáo thu chi tiền mặt  Bảng cân đối tài sản  Báo cáo thu nhập

 Yêu cầu đầu tƣ và lợi nhuận

Thậm chí nếu kế hoạch chỉ sử dụng nhƣ chỉ dẫn đối với việc phát triển kinh doanh, vẫn cần xây dựng bảng thu chi tiền mặt và báo cáo thu nhập để đo hiệu quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 58 - 61)