Bản chất và vai trò của quản trị theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 61 - 63)

3.4.1.1. Bản chất của quản trị theo mục tiêu

Quản trị theo mục tiêu (MBO) là một hệ thống quản lý liên kết mục tiêu của doanh nghiệp với kết quả công việc của từng cá nhân và phát triển cửa tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản trị

Quản trị theo mục tiêu - MBO (Management By Objectives) tức là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó so sánh và hƣớng hoạt động của họ vào việc thực hiện và đạt đƣợc các mục tiêu đã đƣợc thiết lập. Mục đích của MBO là gia tăng kết quả hoạt động của tổ chức bằng việc đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức thông qua các mục tiêu của nhân viên trong toàn bộ tổ chức.

Bản chất của MBO là thiết lập mục tiêu có sự tham gia, lựu chọn chƣơng trình hành động và ra quyết định. Một phần quan trọng của MBO là đo lƣờng và so sánh về hiệu suất thực tế của ngƣời lao động với các thiết lập tiêu chuẩn. Lý tƣởng nhất là khi các nhân viên mình có đƣợc tham gia vào việc thiết lập mục tiêu, lựa chọn các kế hoạch và hành động để từ đó họ có nhiều khả năng để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

57 Phƣơng pháp quản trị theo mục tiêu (Management by Objectives - MBO) phản ánh rõ nét quá trình phát triển của quản trị Doanh nghiệp, từ quản trị mang tính chỉ huy theo chiều dọc với phƣơng pháp quản trị theo thời gian (Management by Time - MBT) sang quản trị mục tiêu mang tính kết nối và cộng tác theo chiều ngang.

3.4.1.2. Vai trò của quản trị theo mục tiêu

- Đây là một phƣơng pháp hỗ trợ các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch chiến lƣợc thống nhất và xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Từ đó, phát triển mối quan hệ gắn kết giữa mục tiêu công việc của nhân viên và mục tiêu công việc của cấp trên, từng cán bộ hiểu đƣợc giá trị đóng góp của công việc đang làm vào mục đích chung của tổ chức.

- ÁP dụng MBO sẽ thay đổi quan niệm về giá trị và tiêu chuẩn của quản lý, chuyển hệ thống đánh giá hiệu quả công việc từ dạng theo thâm niên sang hệ thống đánh giá theo kết quả công việc. Cơ chế quản lý này khuyến khích sự cạnh tranh, từ đó tạo đƣợc động lực cho các nhân viên cam kết, đóng góp nhiều hơn.

- Cho phép xác lập thống nhất mục đích khi sử đụng hoặc xây dựng các công cụ quản lý nhƣ bản mô tả công việc (job description), đánh giá cán bộ (performance appraisal) và lập kế hoạch đào tạo, từ đó tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp.

- Sử dụng MBO sẽ cho phép cán bộ quản lý cũng nhƣ lãnh đạo tổ chức đánh giá chất lƣợng công việc của nhân viên dựa trên những nhiệm vụ/mục tiêu đƣợc giao. Sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng cùng với nguyên nhân của khoảng chênh lệch đó là cơ sở để xác định mức độ ƣu tiên của các chƣơng trình đào tạo. MBO cũng hỗ trợ việc xây dựng bản mô tả công việc thống nhất ở từng cấp độ về những khái niệm chung nhƣ mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu về trình độ . . . Đồng thời giúp chuẩn hoá một số qui trình và kỹ năng nhƣ nguyên tắc giao việc, thảo luận xác định mục tiêu, kỹ năng phản hồi, qui trình đánh giá cán bộ..., qua đó góp phần giảm bớt xung đột nhân sự và tạo cho nhân viên cảm giác đƣợc đối xử công bằng.

Tóm lại ƣu điểm nổi bật của phƣơng pháp này là giúp Doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả và tối đa hoá đƣợc nguồn lực của Doanh nghiệp, nhất là nguồn lực con ngƣời, đồng thời cũng phá bỏ về cơ bản khái niệm "worklocation" (nơi làm việc), giải phóng năng lực và trí tuệ làm việc của ngƣời lao động.

Tuy nhiên để phát huy đƣợc ƣu điểm của phƣơng pháp này, các nhà quản trị cũng cần phải chú ý đến một số hạn chế của nó để có biện pháp và kế hoạch khắc phục. Đó là:

- Sự thay đổi của môi trƣờng có thể tạo ra các lỗ hổng trong mục tiêu đã đƣợc thiết lập. .

- Tốn thời gian do việc xác định mục tiêu phải đạt trên cơ sở đồng thuận ở từng cấp độ quản lý. Tổ chức càng có nhiều cấp bậc quản lý thì càng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, thời gian xây dựng mục tiêu cho các cấp bậc sẽ giảm đi đáng kể.

58 - Gặp khó khăn khi xác định mục tiêu và yêu cầu cho những công việc hay vị trí công việc cao cấp, những công việc khó định lƣợng hiệu quả nhƣ tƣ vấn tham mƣu...

- Những hạn chế vì tính cứng nhắc do ngần ngại thay đổi mục tiêu

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Phần 1 - Th.S Lê Thị Bích Ngọc (Trang 61 - 63)