Giới thiệ u phạm vi

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 51 - 52)

C. Những thách thức đối với lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn về cácbiện pháphạn chế xuất khẩu: tác

A. Giới thiệ u phạm vi

Cả hai Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT) và Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) đều áp dụng cho các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Quy định về việc gia nhập của các thành viên WTO mới cũng bao gồm các quy định cụ thể liên quan đến luật kiểm soát xuất khẩu.

GATT 1994 lànguồn chính để tham khảo.Điều XI: 1 của GAT đặc biệt quy định rõ ràng việc cấm các biện pháp hạn chế xuất khẩu định lượng, được áp dụng trên một phạm vi khá toàn diện, cụ thể:

"Trong quá trình xuất khẩu hoặc mục đích bán để xuất khẩu tới lãnh thổ của các bên kí kết hợp đồng, ngoài các biện pháp về thuế, phí thì các biện pháp cấm và hạn chế xuất khẩu khác có hiệu lức dưới hình thức hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽkhông được phép áp dụng hoặc duy trì bởi bất kỳ bên ký bên kết hợp đồng nào, trên bất kỳ sản phẩm nào".

Tuy nhiên, Điều XI : 1 của GATT không cấm việc sử dụng thuế xuất khẩu.

Tuy nhiên, đối với các thành viên WTO đặc biệt là những thành viên đã gia nhập WTO sau khi nó có hiệu lực, thuế xuất khẩu có thể phải cắt giảm hoặc loại bỏ. Những cam kết này được ghi trong Quy định về gia nhập cho các thành viên mới vàbáo cáo của Nhóm công tác. Những cam kếtnày đề cập đến các quốc gia cụ thể và chỉ ràng buộc những quốc gia đã đồng ý đưa chúng vào trong quá trình xin gia nhập WTO của họ.

Một số biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể được giải thích rằng chúng được dùng để phục vụ cho mục đích chính sách phi thương mại, chẳng hạn như an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, đạo đức cộng đồng hoặc an ninh quốc gia. Điều XI:2, Điều XX và XXI của GATT quy định các điều kiện ; theo đó các biện pháp như vậy có thể được áp dụng. Các điều này phân biệt giữa các biện pháp thực sự phục vụ các mục đích hợp pháp của chính sách phi thương mại và những biện pháp được ngụy trang nhằm hạn chế thương mại.

Cuối cùng, thỏa thuận SCM có thể có liên quan đến các biện pháp hạn chế xuất khẩu, trong chừng mực các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có tác dụng giúp đỡ cho các nhà sản xuất sơ cấp trong nước. Ở góc độ này, hành động vi phạm thỏa thuận SCM không rõ ràng. Tuy nhiên, một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể bị vô hiệu hóa hoặc làm giảm lợi ích dự kiến theo các hiệp định của WTO, đặc biệt là thỏa thuận SCM và một số biện pháp có thể được bao gồm trong lĩnh vực đó.

Các phần sau đây đề cập đến những cơ sở pháp lý của quy định hạn chế xuất khẩu với các lệ án đã có trước đây

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w