Tình trạng thiếuhụt hàng hóa thiết yếu: Điều XI:2 và điều XX(j) củaHiệp địnhGATT

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 58 - 60)

D. Khả năng chấp nhận của các mục tiêu của chính sách phi thương mại

b) Tình trạng thiếuhụt hàng hóa thiết yếu: Điều XI:2 và điều XX(j) củaHiệp địnhGATT

Mục tiêu của các quy định liên quan của WTO là đảm bảo sự cân bằng giữa vấn đề thương mại và phi thương mại, đồng thờiđảm bảo rằng các mục tiêu của chính sách phi thương mại hợp pháp không được sử dụng để che giấu các hạn chế bị cấm đối với trao đổi thương mại. Các điều khoản áp dụng trong bối cảnh này được mô tả từ phần b) đến d) dưới đây.Một vấn đề cụ thể phát sinh liên quan đến việc áp dụng các điều khoản ngoại lệ đối với các cam kết của các Thành viên mới gia nhập trong Nghi định thư gia nhập (phần e) dưới đây)

b) Tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu: Điều XI:2 và điều XX(j) của Hiệp địnhGATT GATT

Điều XI:2(a) của Hiệp định GATT cho phép áp dụng việc “cấm hoặc hạn chế xuất khẩu tạm thời để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự thiếu hụt thực phẩm hoặc các sản phẩm khác cần thiết đối vớiBên ký kết hợp đồng xuất khẩu”.

Trong vụ việc Trung Quốc – Nguyên liệu thô, cơ quan Phúc thẩm đã giải thích quy định này một cách ngắn gọn và xác định 3 yếu tố chính sau:

Thứ nhất, những đòi hỏi “áp dụng tạm thời”yêu cầu hạn chế xuất khẩu hoặc cấm xuất khẩuđược giới hạn trong một thời gian. Trên cơ sở đó, Cơ quan Phúc thẩm kết án hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đối với lớp vật liệu chịu lửa bô xít xem xét ứng dụng của nó mười năm một lần, và “tất cả dấu hiệu cho thấy nó sẽ vẫn được giữ nguyên vị trí cho đến khi năng lượng dự trữ đã cạn kiệt”. Theo Cơ quan Phúc thẩm, điều này cho thấy rằng biện pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt vĩnh viễn nằm ngoài phạm vi của Điều XI:2(a) của Hiệp địnhGATT. Thực tế là hạn ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã bị

đánh giá hàng năm không đủ để chứng minh rằng nó sẽ được duy trì trong thời gian cần

thiết để ngăn chặn hoặc làm giảm sự thiếu hụt quan trọng251.

Thứ hai, điều kiện cần thiết của “thiếu hụt nhu cầu thiết yếu” đề cập đến một tình trạng có tầm quan trọng mang tính quyết định hoặc gây ra một cuộc khủng hoảng.

Thứ ba, bản chất “cần thiết” của một sản phẩm đòi hỏi rằng sản phẩm là thứ“quan trọng” hoặc “cần thiết” hay ‘không thể thiếu” đối với một Thành viên,xét đến“hoàn cảnh cụ thể mà Thành viên đó phải đối mặt tại thời điểm một Thành viên khác áp dụng lệnh

cấm hoặc hạn chế252. Điều thú vị là, Ban Hội thẩm cho rằng điều kiện này đã được đáp

ứng. Người ta cho rằng vật liệu chịu lửa bô xít là “cần thiết” đối với Trung Quốc theo ý nghĩa tại Điều XI:2(a) tầm quan trọng chiến lược đối với ngànhcông nghiệp sắt, thép của Trung Quốc, đóng góp vào phát triển kinh tế của Trung Quốc, và sự phức tạp trong khả

năng thay thế253.

Dựa trên giải thích này, khó để biện minh rằng hạn chế xuất khẩu lâu dài để ngăn chặn sự gia tăng của giá lương thực hoặc bị hạn chế về nguyên liệu trung gian chỉ dành cho các mục đích công nghiệp mang tính chiến lược. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp, một số hạn chế xuất khẩu có tính chất tạm thời có thể được điều chỉnh, ngay cả đối với mục tiêu chính sách công nghiệp, nếu chúng giải quyết sự thiếu hụt của một sản phẩm không thể thiếu đối vớimột ngành công nghiệp trong nước.

Điều XI:2(a) Hiệp địnhGATT liên quan tới Điều XX(j) Hiệp định GATT, cho phép áp dụng hạn chế định lượng xuất khẩu, nếu những hạn chế này:

“cần thiết cho sự mua lại hoặc phân phối các sản phẩm khan hiếmhoặc có nguồn cung hạn chế nói chung; với điều kiện các biện pháp đóphù hợp với nguyên tắc làtất cả các bênký kết hợp đồngđược quyền hưởngmột thịphần bình đẳngtrong nguồn cung quốc tếcủa sản phẩm đó, vàbất kỳbiện pháp nàokhông phù hợp vớicác điều khoản khác của Hiệp địnhnày sẽ chấm dứtngay sau khicác điều kiệnviệndẫn đếnchúng không còn tồn tại”.

Cơ quan Phúc thẩm phân biệt Điều XI:2(a) và Điều XX(j) của GATT như sau:

“Trái ngược với Điều XI:2(a)...Điều XX(j) không bao gồm các từ “có tính quyết định” hoặc một tính từ miêu tả rõ hơn về cung cấp ngắn hạn. Chúng ta phải đem lại ý nghĩa cho sự khác biệt này trong cách diễn đạt các điều khoản. Đối với chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng các loại thiếu hụt trong Điều XI:2(a) nằm trong phạm vi hẹp hơn so với những loại thuộc phạm vi của Điều XX(j)”(đoạn 325) .

251Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, supra n. 238, at 338

252Id., at 323 et seq.

Tuy nhiên điều XX(j) của Hiệp định GATT yêu cầu tất cả các thành viên WTO phải được nhận“thịphần bình đẳngtrong nguồn cung quốc tế” các sản phẩm bị hạn chế xuất khẩu, và các hạn chế xuất khẩu không phù hợp với GATT bị“ngừng ngay khi các điều kiện dẫn đến chúng không còn tồn tại”.

Tóm lại, việc hạn chế xuất khẩu được thực hiện riêng cho chính sách công nghiệp hoặc các mục đích can thiệp thị trường, có thể sẽ không vượt qua được cửa ải hoặc Điều XI:2(a) của Hiệp định GATT hoặc Điều XX(j) của GATT, trừ khi sự thiếu hụt của sản phẩm áp dụng biện pháp hạn chế có thể được thiết lập và hạn chế là tạm thời. Trả lờicâu hỏi liệu các Thành viên áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu cần cung cấp cho các đối tác của mình một thịphần bình đẳngtrong nguồn cung quốc tếcủa sản phẩm có liên quan, điều này phải được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và sẽ phụ thuộc vào việc sự thiếu hụt “quan trọng” như thế nào.

c) Bảo vệ môi trường, sức khỏe và tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt : ĐiềuXX(b) và XX(g) của Hiệp định (GATT).

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w