Kiểm soát biến động giá cả

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 81 - 84)

V. Tác động của cácbiện pháp kiểm soát xuấtkhẩu ở Việt Nam

B. Kiểm soát biến động giá cả

Trong một số trường hợp, chính phủ cũng phải sử dụng kiểm soát xuất khẩu để tránh những biến động giá cả hàng hóa trong nước. Bằng cách hạn chế xuất khẩu, giá trong nước sẽ được giữ ở mức thấp hơn mức tăng đột ngột trên thị trường thế giới, do đó, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nội địa và làm giảm nhẹ áp lực về lạm phát liên đới trong nước

Trong một số trường hợp khác, theo một số Hiệp định về hàng hóa quốc tế, các chính phủ cũng áp dụng hạn chế xuất khẩu lên một số mặt hàng nhất định (theo Bouët và Laborde, năm 2010) 277http://www.tax-news.com/news/Vietnam_Hikes_Coal_Export_Tax_61305.html accessed truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2013

nhằm mục đích tác động vào giá quốc tế, tránh sự giảm đột ngột trong giá quốc tế, điều này sẽ tạo ra thu nhập từ hoạt động xuất khẩu và các khoản thu của chính phủ (theo Mitra và Josling, năm 2009).

Hình 3- Giá than quốc tế

Nguồn: InfoMine.com278

Hình 4 - Giá quặng sắt thế giới

Nguồn: InfoMine.com279

Hình 5- Giá đồng thế giới

Nguồn: InfoMine.com280

Như đã phân tích ở phần trước, để hỗ trợ các ngành công nghiệp đầu ra, Chính phủ Việt Nam không chỉ hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản mà còn kiểm soát giá bán trong nước của chúng.Điều này, đồng thời, giúp giữ giá trong nước ổn định, tránh những ảnh hưởng của những biến động mạnh của giá thế giới.

Hình 3,4,5 cho thấy sự biến động trong giá than đá, quặng sắt và đồng thế giới. Giá trong nước của một số khoáng sản ở Việt Nam chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Cụ thể, giá than trong nước tăng dần theo lộ trình do Chính phủ đặt ra. Vì than đá là một nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp đầu ra, bất kì sự thay đổi nào trong giá than có thể dẫn tới những tác động lớn tới nền kinh tế. Hạn chế xuất khẩu và kiểm soát giá của Chính phủ góp phầnn ổn định giá than, điều này được xem là rất quan trọng trong việc giảm áp lực lạm phát. Một trở ngại lớn của chính sách này là sự biến dạng của thị trường than đá ở Việt Nam.Cả đầu ra và giá cả đều không được quyết định bởi thị trường mà phần lớn được kiểm soát bởi Chính phủ. Thất bại thị trường có thể giải nghĩa cho một số can thiệp của Chính phủ nhưng không phải là tất cả. Trong trường hợp này, sự can thiệp tới đầu ra và giá cả một cách đồng thời có thể sẽ không mang lại kết quả tối ưu, bởi vì tác động của chính sách này có thể sẽ làm mất đi ảnh 279 http://www.infomine.com/investment/metal-prices/iron-ore-fines/all/, truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013 280 http://www.infomine.com/investment/metal-prices/copper/5-year/ truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2013

hưởng của một chính sách khác, làm lãng phí các nguồn nhân lực và thậm chí dẫn đến các thất bại thị trường nghiêm trọng hơn.

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w