C. Những thách thức đối với lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn về cácbiện pháphạn chế xuất khẩu: tác
a) Việc chấp thuận thuế xuấtkhẩu
Điều XI: 1 của GATT cho phép các thành viên WTO duy trì thuế xuất khẩu một cách rõ ràng. Ngoài "thuế và các loại phí khác... liên quan đến xuất khẩu", đối lập với các biện pháp hạn chế xuất khẩu định lượng, từ phạm vi áp dụng của Điều XI: 1 cho thấy: trong các biện pháp pháp luật liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu, GATT ủng hộ việc sử dụng các biện pháp về thuế hơn các biện pháp hạn chế định lượng và coi những biện pháp thuế này là phương
thức hợp pháp để hạn chế xuất nhập khẩu230.
Mặc dù GATT bao gồm một chương trình khung khung chi tiết ràng buộc các loại thuế nhập khẩu và bảo vệ các ràng buộc đó; tuy nhiên không có điều khoản nào cụ thể ràng buộc thuế xuất
khẩu theo cách tương tự như thuế nhập khẩu231. Điều XI: 1(a) của GATT không cản trở các
ràng buộc thuế quan xuất khẩu232. Hơn nữa, Điều XXXVIII (bis): 1 khuyến khích
"Đàm phán trên cơ sở có đi có lại và cùng có lợi, hướng tới việc giảm đáng kể mức thuế chung và các khoản chi phí khác áp dụng trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu" (nhấn mạnh).
Nghị định thư Marrakesh của Hiệp định GATT 1994, tại khoản 6 có đề cập đến cơ chế không
bắt buộc đối với việc đề ra các biện pháp phi thuế quan trong phần III của Biểu đặc nhượng233.
Tuy nhiên, do không có định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan, cơ chế này không được sử dụng, trừ các trường hợphiếm hoi liên quan đếncấp giấy phép nhập khẩu. Ngoại trừ hai trường
hợp234, không có thành viên WTO đưa ra thuế xuất khẩu trong Phần III lịch trình của mình235.
230Trong các biện pháp kiểm soát thì thuế xuất khẩu được coi là biện pháp ít gây tổn hại nhất do tính minh bạch và các tác động có thể dự đoán được. Xem thêm Bonarriva, J., Koscielski, M., vàWilson, E.,Kiểm soát xuất khẩu: Tổng quan về tác dụng, tác động kinh tế và cách xử lý trong hệ thống thương mại toàn cầu, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ, Tài liệu công việc của phòng công nghiệp, 8/2009, at 16 .
231
Điều II:1 (b) nghiêm cấm tất cả thuế nhập khẩu và các chi phí liên quan đến nhập khẩu khác với thuế quan thông thường đối với các sản phẩm trong Biểu đặc nhượng.
232
Điều II:1 (a) Khoản (a) có nêu "Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của đối tác ký kết đối xử không kém thuận lợi hơn so với quy định được nêu trong phần tương ứng của một bảng biểu tương ứng được đính kèm ở phụ lục của Hiệp định này". Do đó, các điều khoản của Điều II: 1 (a) tạo điều kiện cho các thành viên đàm phán các loại cam kết khác nhau trên cơ sở tối huệ quốc đối với các phần khác trong Biểu đặc nhượng
233
Tuy nhiên theo “tính đối xứng Lerner” giữa thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu (xem Lerner, A.P.,Sự đối xứng giữa thuế xuất khẩu và nhập khẩu), trong WTO, thuế xuất được coi là các biện pháp phi thuế (NTMs). Staiger đã xác định được các cơ sởphản đối việc áp dụng các biện pháp thuế quan so với các biện pháp hạn chế thương mại khác, được gọi chung là “các biện pháp phi thuế quan”; thực tế “đó đơn thuần là thuế nhập khẩu - các biện pháp về chính sách qua đó các cam kết về gia nhập thị truờng được đàm phán, ký kết thông qua các ràng buộc về thuế quan. Theo cách đó, thuế quan đóng vai trò đặc biệt liên quan tới tất cả các biện pháp phi thuế quan trong GATT/WTO”. Staiger, R.W., Các biện pháp Phi thuế quan và WTO, Geneva, Tài liệu công việc ERSD, 2012, at 6. Xem tại:
http://www.wto.org/english/res_e/reser_e/ersd201201_e.pdf (truy cập 21/6/2013). 234
Có ít nhất hai trường hợp liên quan đến việc nhượng bộ thuế xuất khẩu trong lịch sử GATT. Trường hợp đầu tiên là Vương quốc Anh nhượng bộ Liên minh Mã Lai đối với quặng thiếc và các sản phẩm cô đặc trong những năm đầu GATT được thành lập. Trường hợp thứ hai, trong Vòng đàm phán Uruguay năm, Úc đã nhượng bộ Liên minh Châu Âu 1994 đối với thuế áp dụng cho một số sản phẩm quặng sắt nhất định, quặng titan, quặng zirconi , than đá, than bùn, than cốc, đồng tinh chế, niken chưa gia công, niken oxit, chì và các chất thải và phế liệu. Trong cả hai trường hợp, nhượng bộ được mở rộng tới tất cả các thành viên theo nguyên tắc tối huệ quốc, và đã được quy
Các ràng buộc thuế xuất khẩu có thể đã được giải quyết trong các vòng đàm phán gần đây nhất. Thật vậy, như đã giải thích ở trên, nếu các thành viên WTO duy trì mức thuế xuất khẩu quá cao cũng tương đương với việc cấm xuất khẩu trong thực tế. Do đó, việc này cũng có tác dụng
tương tự như một lệnh cấm xuất khẩu và là trái với qui định được nêu trongĐiều XI: 1236.