Qui định của "WTO-cộng" về việc sử dụng thuế xuấtkhẩu trong gói gia nhập của các

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 55 - 58)

các thành viên mới củaWTO

Mặc dù Điều XI: 1 của GATT quy định rõ ràng về việc cho phép thuế xuất khẩu, một số thành viên mới gia nhập WTO đã đồng ý tuân thủ các nghĩa vụ quốc gia về việc sử dụng thuế xuất khẩu trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO. Đây là một phần của xu hướng chung, một phần 243Xem Karapinar, B., Xác định ranh giới pháp lý của các biện pháp hạn chế xuất khẩu: Phân tích án lệ,15 Tạp chí Luật Kinh tế Quốc tế 2011, at 448.

do các thành viên WTO đương nhiệm yêu cầu - và, theo một số tác giả, đặt ra244- với mong muốn các thành viên mới vượt quá các yêu cầuđược đặt ra từ Hiệp định đa phương của WTO (Nghĩa vụ "WTO -cộng”) hoặc nằm ngoài sự ủy thác của WTO hiện nay (nghĩa vụ WTO bổ sung). Các nghĩa vụ bổ sung được đàm phán bởi các thành viên mới của WTO về việc sử dụng thuế xuất khẩu được phân loại là "WTO-cộng" vì nó để lại không gian cho các thành viên WTO

tiếp tục đàm phán về đặc nhượng xuất khẩu tại phần III của các Biểu Đặc nhượng245.

Trong số các ba mươi mốt nước đã gia nhập WTO đến nay, chín nước đã nhất trí thông qua các cam kết WTO-cộng về thuế xuất khẩu (Mông Cổ, Latvia, Croatia, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Việt Nam, Ukraine, Montenegro, và Nga). Phạm vi và quy mô cam kết của từng nước không đồng đều, một số nước chấp nhận giảm và / hoặc loại bỏ thuế xuất khẩu, hoặc hoàn toàn hoặc trên những sản phẩm cụ thể. Một số quốc gia khác ràng buộc thuế xuất khẩu với danh sách hàng hóa, toàn diện hơn hoặc ít toàn diện hơn – tại những mức cụ thể. Những kỹ thuật pháp lý được áp dụng trong quá trình đàm phán các cam kết thuế xuất khẩu cũng khác nhau. Trong phần lớn các trường hợp, các cam kết WTO -cộng được quy định trong các biên bản gia nhập, trở thành một "phần" của Hiệp định WTO và do đó có khả năng thực thi theo pháp luật của WTO. Đối với một số nước, việc sử dụng thuế xuất khẩu đã được quy định trong các cam kết trong Báo

cáo của Ban công tác246. Nga là nước duy nhất mà có riêng "Phần V - Nhiệm vụ xuất khẩu" mới

trong GATT247, với ràng buộc tới hơn 700 dòng thuế248.

Among the countries subject to scrutiny in the present analysis, China and Vietnam undertook specific obligations on the use of export duties.

244Các tác giả đã xác định một vấn đề về "mất cân bằng chính trị" trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO, liên quan đến thực tế "[không] giống các cuộc đàm phán đa phương WTO, trong đó, sự khác nhau về lợi ích giữa các thành viên có thể đưa ra những kiểm tra và cân đối các lợi ích giúp soạn thảo các quy tắc một cách cẩn thận, đàm phán gia nhập WTO là quá trình trong đó các quốc gia muốn gia nhập phải đàm phán với toàn bộ thành viên đương nhiệm, qua các thủ tục song phương và đa phương”. Ya Qin, supra n. 235, at 1157. Để có cái nhìn tổng quát hơn về sự thiếu công bằng của các cuộc đàm phán gia nhập, xem thêm Jones, K., Kinh tế chính trị trong việc gia nhập WTO: Những công tác phổ biến tư cách thành viên chưa hoàn tất, 8 Rà soát Kinh tế thế giới, 2009, at 279-314.

245Sự khác nhau giữa các nghĩa vụ WTO-cộng and WTO- extra được đề cập trong Horn, H., Mavroidis, P.C. và Sapir, A., Bên ngoài khuôn khổ WTO? Phân tích Các hiệp định thương mại ưu đãi của EU và Hoa Kỳ, 33 Kinh tế thế giới, at 1567. Các tác giả tranh luận về việc phân loại các nghĩa vụ liên quan đến thuế xuất khẩu ràng buộc đối với các thành viên WTO mới (WTO-cộng); trong đó, do khả năng các cuộc đàm phán nhân nhượng thương mại giữa các thành viên WTO mà “một công cụ WTO đã tồn tại trong lĩnh vực này” (id., at 1571). Để có cái nhìn toàn diện hơn và sự phân tích về nghĩa vụ WTO - cộng do các thành viên mới gia nhập ký kết trong khuôn khổ đàm phán gia nhập, xem Charnovitz, S., Sơ đồ các điều luật gia nhập WTO, trong Janow, M. E., Donaldson, V., và Yanovich, A. (eds.), WTO: Quản lý, giải quyết tranh chấp và các nước đang phát triển, NXB Juris: 2008).

246Các cam kết trong các báo cáo của Ban công tác ràng buộc theo pháp lý do các cam kết này nằm trong quá trình gia nhập của một quốc gia. Ví dụ như theo đoạn 1.2 Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc thì đoạn 342 trong Báo cáo của Ban công tác đã được bao gồm trong Nghị định thư.

247Lịch trình GATT CLXV – Liên bang Nga

248Theo báo cáo giới thiệu của Phần V, Biểu của Nga, Nga đã đồng ý "không tăng thuế xuất khẩu, sẽ giảm hoặc loại bỏ theo lịch trình, và không áp dụng hoặc tăng thuế vượt mức được nêu trong lịch trình này , ngoại trừ các trường hợp theo quy định GATT 1994”

Trong số các nước trong diện cần kiểm soát kĩ lưỡng được đề cập trong bài phân tích này, Trung Quốc và Việt Nam đã đã cam đoan thực hiện một số nghĩa vụ cụ thể về việc sử dụng thuế xuất khẩu.

a) Nghĩa vụ WTO-cộng của Trung Quốc trên thuế xuất khẩu

Căn cứ Khoản 11.3 của Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc249,

"Trung Quốc sẽ loại bỏ tất cả các loại thuế và phí áp dụng đối với hàng xuất khẩu, trừ khi quy định cụ thể tại Phụ lục 6 của Nghị định thư này hoặc áp dụng thuân thủ các quy định tại Điều VIII của GATT 1994".

Phụ lục 6 của Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc, "Tên sản phẩm áp dụng thuế xuất khẩu" bao gồm danh sách 84 sản phẩm HS tám chữ số, chủ yếu là nguyên liệu công nghiệp có mức thuế xuất khẩu tối đa được áp dụng (từ 20% đến 40%). Theo Lưu ý Phụ lục 6,

"Trung Quốc cam kết rằng các mức thuế trong Phụ lục này là mức tối đa không được vượt quá. Trung Quốc xác nhận hơn nữa rằng Trung Quốc sẽ không tăng giá đang được áp dụng hiện nay, trừ trường hợp đặc biệt. Nếu trường hợp như vậy xảy ra, Trung Quốc sẽ tham khảo ý kiến với các thành viên bị ảnh hưởng trước khi tăng thuế áp dụng nhằm tìm kiếm giải pháp chung hai bên cùng chấp nhận. "

b) Các nghĩa vụ bổ sung do Việt Nam thực hiện

Vietnam took limited commitments regarding the use of export duties on specific products. It clearly stated in its Working Party Report that:

Việt Nam cam kết một cách hạn chế liên quan đến việc sử dụng thuế xuất khẩu các sản phẩm cụ thể. Việc này được ghi rõ trong Báo cáo của Ban công tác của mình rằng:

"Đại diện của Việt Nam xác nhận rằng Việt Nam sẽ áp dụng thuế xuất khẩu, phí và lệ phí xuất khẩu, cũng như các quy định nội bộ và các loại thuế áp dụng trên hoặc liên quan đến xuất khẩu

phù hợp với Hiệp định GATT 1994"250.

Theo đoạn 260 của Báo cáo của Ban công tác của Việt Nam, Việt Nam chỉ đồng ý giảm dần thuế xuất khẩu đối với các hình thức khác nhau của kim loại phế liệu kim loại màu và kim loại màu được nêu trong Bảng 17 (tức là thép, đồng, nhôm, niken, thiếc, chì, kẽm, ).

Trong Bảng 16 của Báo cáo của Ban công tác của Việt Nam, 43 sản phẩm được liệt kê trong đó đã chịu thuế xuất khẩu tại thời điểm gia nhập, theo Quyết định số 45/2002/QD/BTC. Các sản phẩm liên quan bao gồm da sống, sản phẩm gỗ, các dạng khác nhau của kim loại đen, kim loại màu và kim loại phế liệu. Trong đoạn 257 Báo cáo của Ban công tác, Việt Nam tuyên bố rằng 249Việc gia nhập của Trung Quốc, Nghị định về gia nhập của Trung Quốc, WT/L/432, 23/11/2001.

250Vietnam’s Working Party Report (WT/ACC/VNM/48, 11 January 2007), incorporated by terms of paragraph 527 into Vietnam’s Accession Protocol (WT/L/662, 11 January 2007), para. 260

việc áp thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm này là phù hợp với quy định của WTO. Vì vậy, danh sách trong bảng 16 của Báo cáo của Ban công tác không có nghĩa ràng buộc đối với Việt Nam, cũng không ngăn chặn việc Việt Nam áp đặt thuế xuất khẩu lên các sản phẩm khác ngoài các sản phẩm đề cập trước đó, ngoại trừ liên quan đến việc phế liệu được nêu trong Bảng 17.

Một phần của tài liệu SUPE-7 Ho tro nghien cuu Kiem soat xuat khau cua cac thanh vien WTO va khuyen nghi doi voi VN (Trang 55 - 58)