- HTXnông nghiệp tổng hợp: Là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các HTX được phân loại các HTX kể trên trở lên.
3.1.1. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của HTX trước khi ban hành luật HTX
Đánh giá về mặt tổ chức, quy mô các HTX nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian trước khi ban hành luật HTX 2012 cho thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại cơ bản sau:
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ở nhiều HTX nông nghiệp của Việt Nam thấp, không được đào tạo chuyên môn bài bản. Vai trò tư vấn của ban quản lý HTX cho các hộ thành viên trong lựa chọn định hướng phát triển nông nghiệp; lập chương trình kế hoạch sản xuất cho nông dân rất yếu; khả năng tiếp nhận và hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất hạn chế, lối tư duy về mô hình HTX cũ còn nặng nề. Phần lớn cán bộ quản lý HTX xuất thân từ nông dân, có người mới học hết cấp 1 nên năng lực quản lý hạn chế, kém năng động. Ngoài ra, ban quản lý các HTX nông nghiệp của Việt Nam chưa chủ động xây dựng được mối liên kết có tính chất mạng lưới các cố vấn từ các trường đại học, các viện, các trung tâm chuyển giao kỹ thuật,…để giúp các thành viên của mình giải quyết những khó khăn trong sản xuất.
- Sự trợ giúp từ Liên minh các HTX, Chi cục Phát triển Nông thôn các tỉnh và từ Trung ương có mức độ, chủ yếu về mặt chính sách, không phải là cung cấp các chuyên gia đào tạo bồi dưỡng về tổ chức quản lý và kỹ thuật thường xuyên cho HTX nông nghiệp cơ sở. Nhiều Liên minh HTX tỉnh, thành phố chưa sâu sát đối với hoạt động của HTX trong việc tư vấn hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho HTX về kế hoạch sản xuất, dịch vụ, công tác kế toán, xây dựng đề án, phương án sản xuất, dịch vụ, tư vấn về chính sách, pháp luật một cách cụ thể.
- Đa phần các HTX nông nghiệp Việt Nam còn chưa xây dựng được mô hình thức tổ chức quản lý linh hoạt trong giao dịch giữa HTX với nông dân. Do thiếu kiến thức về kinh doanh thương mại và phải cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác nên nhiều HTX đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ hoặc duy trì một cách èo uột, cầm chừng nhờ các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước. Những mô hình HTX còn tồn tại đến hôm nay đều
31
nhờ quản lý tỉnh táo hơn và “thoát” hẳn mô hình cũ, như HTX chuyên ngành, liên hiệp HTX, liên kết giữa HTX với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác…
- HTX của Việt Nam còn mang nặng tính chất quản lý thuần tuý, chưa thể hiện rõ nét chức năng tổ chức kinh tế, cung ứng hàng hoá cho thành viên nhất là các vật tư máy móc phục vụ vụ sản xuất. Các HTX có khả năng tiếp cận và đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất, từ đó có thể cung ứng hàng hoá cho thành viên với giá thấp.
- HTX nông nghiệp Việt Nam chưa thực sự làm tốt chức năng như một tổ chức tín dụng ở nông thôn, cung cấp tín dụng cho các thành viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Thành viên HTX tự tìm kiếm nguồn tài chính đầu tư sản xuất, trong khi các định chế tín dụng chính thống còn nhiều thủ tục phức tạp, khó tiếp cận thì tình trạng “vay nặng lãi”, “tín dụng đen” đã đẩy nhiều thành viên của HTX vào tình trạng khó khăn, phá sản.
- Quy mô tổ chức các HTX nông nghiệp Việt Nam vẫn còn hình thức với quy mô nhỏ, chưa có đủ tiềm lực sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân.
- Tổ chức quản lý HTX nông nghiệp còn nặng tính áp đặt, chưa tạo dựng được một môi trường như là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.
- Thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất đang là rào cản ban quản lý các HTX không thể xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ, không có khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo tay nghề cho người lao động, không có khả năng mở rộng quy mô ngành nghề sản xuất kinh doanh. Cán bộ, thành viên chưa nhận thức đầy đủ về HTX kiểu mới, vẫn trông chờ vào bao cấp. Nhiều HTX chuyển đổi sang mô hình mới chỉ mang tính hình thức, thành viên không góp vốn thêm nên không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Thiếu việc liên kết, phối hợp giữa HTX với doanh nghiệp, HTX với nhau, thành viên với HTX
- Trong tổ chức, quản lý và điều hành các HTX nông nghiệp về lĩnh vực giáo dục thành viên tinh thần hợp tác, đạo đức kinh doanh, tính tự chủ trong học hỏi kinh nghiệm sản xuất chưa mang tính chủ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ tài chính và chuyên môn từ các cơ quan quản lý của nhà nước. Các hoạt động như thông tin quảng bá qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, hội chợ; đào tạo tập huấn chuyên môn và thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm
32
của các HTX trong những năm qua chủ yếu là do các đơn vị, cơ quan nhà nước giúp đỡ thực hiện.