Khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (Trang 48 - 53)

- HTXnông nghiệp tổng hợp: Là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các HTX được phân loại các HTX kể trên trở lên.

3.3.2. Khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Bộ chính trị đã kết luận tại thông báo số 56-KL/TW ngày 21/02/2013, trong đánh giá về HTX có nêu “Nhiều HTX chưa tuân nghiêm các quy định của pháp luật, còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất các nguyên tắc, giá trị HTX”. Thường các HTX theo dạng này thì danh nghĩa là HTX, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh như một doanh nghiệp (DN), do còn có sự nhầm lẫn giữa tổ chức HTX với tổ chức doanh nghiệp, vì vậy cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt động HTX với hoạt động của DN như sau:

- Trước hết về tổ chức HTX và DN đều là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân, Luật HTX đã quy định đầy đủ đặc điểm riêng của HTX và đặc điểm chung của tổ chức kinh tế. Trong đó có một số nội dung về quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức tương đối giống doanh nghiệp, hoàn toàn đầy đủ cho HTX hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó HTX có những đặc điểm riêng khác với DN về bản chất. Đối với DN người tham gia thành lập DN chỉ có tư cách duy nhất là nhà đầu tư, thì HTX luôn có hai tư cách vừa là người chủ của HTX, lại vừa là khách hàng của HTX (sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX).

49

Mục đích của HTX là tối đa hóa lợi ích cho thành viên bản chất là “đối nhân” mọi lợi ích thuộc về thành viên. Thông qua đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ, việc làm, nâng cao thu nhập một cách hiệu quả hơn so với từng thành viên đơn lẻ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường. HTX, liên hiệp HTX phải hoạt động hiệu quả và theo đuổi mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của thành viên.

Bên cạnh nguyên tắc HTX phải hoạt động có hiệu quả như DN. HTX vẫn phải có lãi để đổi mới và tiếp tục phát triển đem lại lợi nhuận cho thành viên, còn có mục đích cao cả khác mà DN không có được là sự tương trợ, giúp đỡ nhau, giữa các thành viên đáp ứng nhu cầu chung, về kinh tế, văn hóa, xã hội cho các thành viên. HTX không chỉ lấy lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các thành viên làm mục tiêu hoạt động.

Trong khi đó, mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp) là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp; mục tiêu của các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp là để được chia lợi nhuận tối đa theo tỷ lệ vốn góp của mình.

+ Quan hệ sở hữu:

Thành viên HTX vừa là đồng sở hữu vừa là khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX; đối tượng phục vụ chính của HTX là thành viên.

Về sở hữu tài sản đối với HTX thành viên góp vốn vào HTX và sở hữu tài sản của HTX theo vốn góp điều lệ, đồng thời thành viên vẫn có thể sở hữu tư nhân, tư liệu sản xuất và hoạt động kinh tế tư nhân, cá thể. Tài sản chung của HTX là tài sản thuộc sở hữu cộng đồng thành viên, là tài sản không chia (theo Luật HTX 2012 tài sản không chia của HTX bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất, các khoản nợ, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước, khoản tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia, vốn và tài sản khác được quy định đưa vào tài sản không chia). DN sở hữu tài sản theo tỷ lệ vốn góp điều lệ.

Thành viên của tổ chức doanh nghiệp chỉ là người đồng sở hữu doanh nghiệp; là người góp vốn cho DN và chia lãi theo vốn góp, mọi lợi ích trước hết là của chủ doanh nghiệp đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp là thị trường đại chúng. Như vậy DN là tổ chức kinh tế “đối vốn” mục tiêu của DN là hoạt động chỉ đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thị trường, không phải là cho nhu cầu của người góp vốn.

50

Bảng 2: Sự khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp về mục đích và sự sở hữu

HTX Doanh nghiệp

Về mục đích

Lấy lợi ích kinh tế mà cả lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các thành viên làm mục tiêu hoạt động

Tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Chia lại theo vốn góp.

đáp ứng nhu cầu chung của thành viên về sản phẩm, dịch vụ, việc làm, nâng cao thu nhập

Đáp ứng nhu dịch vụ cho thị trường, không phải là cho nhu cầu của người góp vốn

về Sở hữu

Phần vốn góp của thành viên (còn gọi là Góp vốn điều lệ) đứng tên của chính thành viên, trở thành chủ sở hữu

Mỗi cổ phần không có tên, trừ khi nó thuộc về người “nắm giữ”

Không có sở hữu vốn góp. Người được chấp nhận là thành viên của tổ chức khi cam kết trả một khoản phí thường xuyên hàng năm hoặc trả một lần.

Nhìn chung phần vốn xã hội không được tính lãi và cũng không được trao đổi. Chỉ có HTX mới có thể mua lại phần vốn này của thành viên (nếu không muốn tham gia) theo giá trị ghi trong điều lệ.Được trả lại vốn góp khi ra khỏi HTX

Cổ phiếu phổ thông có thể sinh lời. Cổ đông có quyền bán cổ phiếu của họ cho người khác với giá cả thỏa thuận đôi bên.

Ai cũng có thể trở thành thành viên của tổ chức miễn là họ chấp nhận mục tiêu của tổ chức. Họ có thể là người làm công hay không làm công ở tổ chức, họ cũng có thể là người hưởng lợi từ dịch vụ do tổ chức cung cấp

Thành viên có trách nhiệm ‘hữu hạn” với phần vốn góp của mình.

Cổ đông cũng có trách nhiệm hữu hạn với giá trị của cổ phiếu mà họ nắm giữ.

51

HTX hướng vào lợi ích cho các thành viên, tất cả thành viên đều có quyền ngang nhau đặc biệt là quyền biểu quyết trong HTX ngang nhau mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp, mà họ góp vào HTX nhiều hay ít. Nguyên tắc bình đẳng trong HTX luôn là đặc điểm nổi trội so với doanh nghiệp.

Còn DN thì quyền lực nói chung và quyền lực trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của DN nói riệng, được phân bổ đều cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp của họ, người nào góp nhiều vốn vào doanh nghiệp, người đó sẽ có tiếng nói quyết định hơn trong quản lý doanh nghiệp.

- Về đối tượng phục vụ:

đặc trưng của HTX, thành viên vừa là chủ vừa là khách hàng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX ngược lại HTX cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thành viên, quan hệ kinh tế giữa thành viên và HTX là bình đẳng, đối tượng phục vụ của HTX trước hết là các thành viên vì vậy HTX luôn có khách hàng là các thành viên, các đối tượng phục vụ của DN là khách hàng trên thị trường. Do vậy, DN phải tìm kiếm khách hàng trên thị trường.

Bảng 3: Sự khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp về quản lý và đối tượng phục vụ

HTX Doanh nghiệp

Quyền quản lý

Tất cả thành viên đều có quyền ngang nhau mà không phụ thuộc vào số lượng vốn góp

Quyền lực được phân bổ đều cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp của họ Tại Đại hội thành viên, mỗi thành viên có một

phiếu biểu quyết không phụ thuộc vào số lượng vốn góp hay chức vụ

Tại đại hội cổ đông, mỗi cổ đông được biểu quyết theo số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ.

Đối tượng phục vụ

Thành viên vừa là chủ vừa là khách hàng và sử dụng sản phẩm,

Là khách hàng trên thị trường

- Về phân phối thu nhập:

Thành viên HTX được hưởng thụ các lợi ích chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, hoặc được trả lương đối với sức lao động đóng góp cho HTX và được phân phối thu nhập chia lãi theo vốn góp đối với HTX được thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Điều này có nghĩa là trong HTX thành viên nào

52

sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của HTX thì thành viên đó được hưởng nhiều hơn từ thu nhập do HTX mang lại. Như vậy việc phân chia theo vốn góp trong HTX chỉ là thứ yếu.

Thành viên doanh nghiệp được chia lãi theo tỷ lệ vốn góp. Lợi nhuận thu được phân chia cho các thành viên, chủ yếu theo tỉ lệ vốn góp Sự khác biệt cơ bản giữa HTX và doanh nghiệp là: HTX hướng tới lợi ích chung trong đó từng thành viên được hưởng; doanh nghiệp hướng tới lợi nhuận được chia theo tỷ lệ tham gia góp vốn.

Bảng 4: Sự khác nhau giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp về phân phối thu nhập

HTX Doanh nghiệp

Phân chia thặng dư Phân chia lợi nhuận

Phân chia theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, hoặc được trả lương đối với sức lao động đóng góp cho HTX

Lợi nhuận thu được phân chia cho các thành viên, chủ yếu theo tỉ lệ vốn góp

- Về chính sách ưu đãi, hỗ trợ:

HTX là hình thức tổ chức kinh tế mà thành viên là người nông dân, người lao động, các DN vừa và nhỏ. Vì vậy, có chính sách đặc thù dành riêng cho HTX một số chính sách ưu đãi hỗ trợ HTX phát triển, sự quan tâm này còn thể hiện ở chổ Luật HTX 2012 dành hẳn một điều để quy định về vấn đề này và luật giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

- Quan hệ kinh tế: Thành viên HTX góp vốn, đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX, hoặc là người lao động trong HTX.

Thành viên doanh nghiệp, ngoài việc góp vốn, không có ràng buộc khác về kinh tế với doanh nghiệp.

Như vậy, tổ chức HTX có điểm giống (tính chất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ), nhưng có những điểm riêng khác biệt (nội hàm “hợp tác”, đáp ứng nhu cầu chung của thành viên) so với tổ chức doanh nghiệp. Tổ chức HTX và doanh nghiệp không có ranh giới tuyệt đối, có thể chuyển hóa sang nhau. HTX sẽ mang tính doanh nghiệp nhiều hơn khi ngày càng nhiều thành viên không còn sử dụng dịch vụ của HTX, không còn là thành viên của HTX, hoặc không còn là người lao động trong HTX. Ngược lại, doanh nghiệp mang tính chất HTX nhiều hơn khi thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng làm thành viên, hoặc ngày càng nhiều lao động trong HTX làm thành viên của mình.

53

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)