Biện pháp hoàn thiện các hình thức kinh tế HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (Trang 83 - 85)

- HTXnông nghiệp tổng hợp: Là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực hoạt động của các HTX được phân loại các HTX kể trên trở lên.

2. Kế toán trưởng:

5.2.2. Biện pháp hoàn thiện các hình thức kinh tế HTX trong nông nghiệp

Từ thực trạng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mới và những quan điểm, định hướng về hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác đã nêu trên, việc hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, tuy nhiên, trước mắt cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người lao động về hợp tác xã và kinh tế hợp tác.

Mặc dù hợp tác kinh tế là tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội nhưng thực tế một số tồn tại trong quá trình phát triển các hình thức kinh tế hợp tác của chúng ta trong thời gian qua phần nào đã làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nó. Chính vì vậy, việc tuyên truyền cho người lao động nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hợp tác và các tổ chức kinh tế hợp tác là rất cần thiết. Đồng thời cũng cần làm rõ thêm bài học về những nguyên nhân làm hạn chế đến tính hiệu quả của các tổ chức này. Có như vậy mới tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải. Điều này không hề mâu thuẫn với nguyên tắc tự nguyện mà chỉ củng cố thêm lòng tin của người lao động, để từ đó thêm quyết tâm khi tham gia các tổ chức kinh tế hợp tác mà họ thấy thật sự cần thiết.

Thứ hai: Thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, tạo điều kiện cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển

84

Phát triển kinh tế hàng hóa là đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường. Nền nông nghiệp của chúng ta thời gian qua mang nặng tính tự cấp tự túc với sự hợp tác giản đơn, quy mô nhỏ. Do đó, sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác để mở rộng quy mô cả về bề rộng và bề sâu để nông nghiệp của chúng ta có thể cạnh tranh được với thị trường thế giới. Sự phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ là tiền đề vật chất cho sự ra đời của các tổ chức kinh tế hợp tác.

- Thứ ba: Xây dựng, lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp với từng vùng, từng ngành.

Thực tế Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy: không thể có mô hình kinh tế hợp tác mẫu cho tất cả các vùng, miền. Mỗi mô hình chỉ có thể phát huy tác dụng với những điều kiện nhất định trong những vùng cụ thể. Việc chúng ta nhân rộng mô hình mẫu đã không mang lại kết quả như mong muốn. Vì vây, tùy theo điều kiện của mỗi địa phương, mỗi ngành để lựa chọn những mô hình thích hợp.

- Thứ tư: Ban hành các chính sách, thể chế hỗ trợ cho kinh tế hợp tác

Các tổ chức kinh tế hợp tác đều còn rất non nớt trên thị trường nên cần có sự hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là những vấn đề về chính sách, thể chế. Vấn đề này rất cần thiết, nó tạo ra những hành lang pháp lý an toàn cho các tổ chức kinh tế hợp tác hoạt động. Bên cạnh đó, nó còn góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chức kinh tế hợp tác như chính sách xóa nợ với các hợp tác xã, chính sách ruộng đất, chính sách tài chính...

- Thứ năm:Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thành phần kinh tế nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với các tổ chức chính quyền, đoàn thể tại địa phương.

Thành phần kinh tế Nhà nước luôn được coi là thành phần kinh tế quan trọng có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong nhiều năm qua, kinh tế Nhà nước đã là tấm gương cho kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, việc tăng cường mối liên kết với các thành phần kinh tế và đặc biệt thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là điều kiện để khai thác tốt nhất lợi thế của mỗi thành phần kinh tế trong đó những lợi thế của thành phần kinh tế Nhà nước là những lợi thế mà các thành phần kinh tế khác khó đạt được. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật... phải được tiến hành từ các tổ chức kinh tế Nhà nước, từ nguồn vốn

85

Nhà nước để chuyển tới các hộ thông qua các hợp tác xã. Các hộ, các hợp tác xã không thể làm được điều này bởi không đủ những điều kiện về kinh tế và cả về trình độ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)