2.1.2.1. Giai đoạn thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Tòa án yêu cầu chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.23
Khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án cần kiểm tra xem doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản có thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định về doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
22
Điều 54 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
23
vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu hay không. Nếu doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc danh mục cụ thể do Chính phủ quy định thì Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hội đủ các điều kiện nộp đơn theo quy định của Chính phủ. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, việc tiến hành thủ tục phá sản theo đúng quy định của Chính phủ về thi hành Luật Phá sản đối với doanh nghiệp này.
Tòa án phải ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau: Chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Tòa án ấn định; Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản; Doanh nghiệp chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản.24 Trong những trường hợp nêu trên, chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời hạn khiếu nại là mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thời hạn bảy ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Tòa án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. Do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nên Tòa án không phải thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà phải tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Nếu sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà nhận thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án đã thụ lý đơn áp dụng Điều 26 của Luật Phá sản 2004 để chuyển việc giải quyết phá sản cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết. Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giũa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án
24
nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
Thủ tục phá sản có thể được kết thúc ở giai đoạn này nếu Tòa án áp dụng Điều 87 của Luật Phá sản 2004 để tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản:
“ 1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do Tòa án ấn định. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
2. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.”
Đây là thủ tục đặc biệt (thủ tục rút gọn) để kết thúc một doanh nghiệp cũng như quan hệ nợ nần có liên quan khi doanh nghiệp không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để nộp tiền tạm ứng phí phá sản hoặc để thanh toán phí phá sản.
Luật Phá sản hiện hành hầu như không hề có bất cứ điều khoản nào quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong giai đoạn thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khắc phục nhược điểm trên, Luật Phá sản 2014 đã đề xuất thêm thủ tục thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định thương lượng này không phải là thủ tục bắt buộc hay là điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà thủ tục này được thực hiện khi có đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn trong thời hạn luật định của chủ nợ và chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Việc thương lượng của các bên không được trái với quy định của pháp luật về phá sản. Theo đó, chủ sở hữu doanh nghiệp có cơ hội thỏa thuận với tất cả các bên liên quan để có thể tái cơ cấu, phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình; đồng thời đảm bảo nguyên tắc tự chủ, tự nguyện của các bên, giảm tải hoạt động cho Tòa án, rút ngắn thời gian giải quyết25. Đây cũng là một trong những điểm sáng, điểm tiến bộ của Luật Phá sản 2014.
25
Công ty Luật LNT& Partners: Ý kiến tham luận về một số quy định sửa đổi của Dự Thảo Luật Phá Sản, 2014,
2.1.2.2. Giai đoạn mở thủ tục phá sản
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Nếu thấy không đủ căn cứ chứng minh doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì Tòa án sẽ ra quyết định không mở thủ tục phá sản. Quyết định này phải được gửi cho người làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cũng như những người làm đơn yêu cầu khác, nếu như chủ sở hữu doanh nghiệp là người đã làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được quyết định không mở thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đó.
Nếu thấy đủ căn cứ, Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Quyết định mở thủ tục phá sản đã đặt ra một thủ tục tư pháp đặc biệt và kéo theo những hệ quả pháp lý nhất định, trong đó cần lưu ý một số vấn đề pháp lý sau đây:
Thứ nhất, quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Quyết định này được đưa ra đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản. Mục 5.1 Chương 1 của Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/04/2005 của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản có quy định như sau:“Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và trong quá trình nghiên cứu hồ sơ việc phá sản. Thẩm phán phải có công văn gửi cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Phá sản 2004 yêu cầu họ cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong công văn phải ghi rõ về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, tính chất của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu cử đại diện cụ thể (họ tên, chức vụ, chuyên môn nghiệp vụ) tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Sau khi nhận được công văn về việc cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản nếu thấy người được cử không đạt yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ thì Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đó cử người khác thay thế.”
Từ quy định trên cho thấy, bên cạnh các thành phần tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản được cử khác (bao gồm: Một cán bộ của Tòa án; Một đại diện chủ nợ; Đại diện công đoàn, đại diện người lao động; Đại diện các cơ quan chuyên môn khác nếu cần thiết) thì chủ sở hữu doanh nghiệp có thể phải tham gia hoặc có nhiệm vụ cử người tham gia theo đúng yêu cầu trong công văn đã được nhận từ Thẩm phán.
Trên thực tế, việc phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thường bị chậm trễ do không cử được người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tình trạng này dẫn đến việc không kịp thời thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản nên đã tạo ra lỗ hổng pháp lý cho doanh nghiệp tẩu tán tài sản.26
Từ những bất cập của Luật Phá sản 2004, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các nước trên thế giới trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Thay thế quy định của Luật Phá sản hiện hành, Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó chủ sở hữu của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản chỉ có quyền đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định trên góp phần hạn chế được các khó khăn liên quan đến cơ chế phối hợp, sự kiêm nhiệm trong hoạt động của các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, trách nhiệm kiểm kê tài sản.
Pháp luật phá sản của một số nước không cho phép người quản lý, điều hành đương nhiệm của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản tiếp tục quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Công việc này thường được chuyển cho chủ thể mới có kỹ năng, có trình độ chuyên môn đảm nhiệm, Luật Phá sản hiện hành của Việt Nam không hoàn toàn tiếp cận theo hướng này mà vẫn cho phép người quản lý, điều hành đương nhiệm của doanh nghiệp được tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, nếu xét thấy người quản lý, điều hành doanh nghiệp không có khả năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp thì
26
Hà Thị Thanh: Một số bất cập của Luật Phá sản năm 2004, http://luathanguyen.com.vn/mot-so-bat-cap-cua- luat-pha-san-nam-2004/581.html, [truy cập ngày 23-09-2014].
theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản nhằm mục đích tạo cơ hội tái tổ chức hoạt động kinh doanh để cứu vớt doanh nghiệp ra khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Mục tiêu hàng đầu của pháp luật phá sản hiện đại ngày nay của các nước cũng như của Việt Nam đều hướng đến giải quyết phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm cứu vớt doanh nghiệp trước nguy cơ bị phá sản. Bởi vậy việc tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản là điều cần thiết. Quyết định này là phù hợp với điều kiện Việt Nam, tránh sự xáo trộn không cần thiết khi chưa có những chuyên gia hội đủ năng lực và trình độ chuyên môn để có thể chuyên tâm vào việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nhằm phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.27
Ngoài những hạn chế về quyền tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh như vừa nêu trên chủ sở hữu doanh nghiệp còn phải tuân thủ một số nghĩa vụ nhất định. Trong số đó, đáng lưu ý nhất là nghĩa vụ chấp hành các quyết định của Tòa án và Hội nghị chủ nợ, nghĩa vụ hợp tác với các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đặc biệt là nghĩa vụ phải bảo toàn và phát triển khối tài sản của doanh nghiệp.
Nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ tối đa quyền,lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các chủ thể có liên quan, Luật Phá sản hiện hành nghiêm cấm chủ sở hữu thực hiện một số hoạt động đối với tài sản của doanh nghiệp hoặc trước khi thực hiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán (bị hạn chế khi thực hiện).
Các hoạt động của chủ sở hữu doanh nghiệp bị cấm thực hiện đối với tài sản của doanh nghiệp, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản:
Cất giấu, tẩu tán tài sản;
Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
27
Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây được chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện đối với tài sản của doanh nghiệp phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:
Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản; Nhận tài sản từ một hoạt động chuyển nhượng;
Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Vay tiền;
Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;
Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương người lao động.
Ngoài việc tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh bình thường, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ chỉ đạo doanh nghiệp tiến