trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Luật Phá sản 2004 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 10 năm 2004. Theo tổng hợp các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao giai đoạn từ khi Luật Phá sản 2004 có hiệu lực thi hành đến năm 2013 cho biết, tình hình giải quyết các vụ phá sản của các Tòa án địa phương như sau: Cả nước nước ta có 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì có 49 Tòa án có nhận đơn và giải quyết tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, 14 Tòa án không nhận đơn và giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Tòa án đã ra 236 quyết định mở thủ tục phá sản và 83 quyết định tuyên bố phá sản. Trong 83 quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp đặc biệt (Điều 87 Luật Phá sản 2004). Có 140 vụ việc chưa ra quyết định tuyên bố phá sản, trong 49 vụ việc có lý do chưa thu hồi được các khoản nợ của doanh nghiệp.36 Như vậy, có thể nhận thấy được đây là một thực tế không bình thường.
Từ thực tiễn có thể thấy rằng việc thụ lý và giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sẽ không phản ánh đúng thực tế và việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Từ những số liệu thống kê sơ bộ trên, chúng ta có thể thấy rằng các vụ việc phá sản được thụ lý giải quyết ở Tòa án không nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là môi trường kinh doanh trong nước hết sức lành mạnh mà phản ánh rằng các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản vẫn chưa tìm thấy ở pháp luật phá sản hiện hành một cơ sở pháp luật vững chắc để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Hơn thế nữa, cho đến thời điểm hiện nay, tức là năm 2014 có nghĩa là sau gần mười năm Luật Phá sản 2004 được áp dụng trước tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, Luật Phá sản 2004 vẫn còn khá xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta đều biết Luật Phá sản 2004 ra đời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế, trước những rủi ro trong kinh doanh và
36
Cao Văn Tỉnh: Luật Phá sản: Quá nữa số điều luật vướng mắc, bất cập, Báo điện tử Công lý, 2014 ,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1367, [truy cập ngày 22-10-2014].
thông qua đó góp phần ổn định trật tự đời sống xã hội. Thế nhưng cho đến nay những mục tiêu này vẫn chưa đạt được khi đưa vào vận hành trong thực tế.
Có nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến việc này. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết có một vài nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, các quy định của Luật Phá sản 2004 quá phức tạp, rườm rà với nhiều giai đoạn. Theo thống kê, một doanh nghiệp muốn hoàn tất thủ tục giải quyết phá sản phải mất khoảng thời gian trung bình là một năm trở lên. Hơn nữa, các thông tư dưới luật hướng dẫn cũng không cụ thể và rõ ràng. Chẳng hạn như theo quy định của Luật Phá sản 2004 thì quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản được ban hành đồng thời. Trong khi đó Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 04 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản 2004 lại không hướng dẫn cụ thể thời hạn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản 2004 đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản lại quy định: Khi quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán chỉ gửi văn bản đề nghị cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ ban hành sau. Hướng dẫn của hai văn bản trên là mâu thuẫn với quy định của Luật Phá sản 2004. Với những lý do này mà phần nào đã khiến cho các chủ sở hữu doanh nghiệp khó tránh khỏi sự bối rối, khó khăn trong việc thực hiện vai trò của họ khi tiến hành các thủ tục phá sản cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật Phá sản 2004.37
Thứ hai, do lỗi của các chủ sở hữu doanh nghiệp đã che dấu những yếu kém của mình trước pháp luật và trước xã hội, chưa biết cách bảo vệ chính mình cũng như doanh nghiệp của mình. Khi một doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền tiến hành các thủ tục tuyên bố phá sản để mọi khoản nợ được ngừng trả, tạo cơ hội ổn định tình hình tài chính, giúp tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp.38 Cụ thể nhất là Luật Phá sản 2004 quy định chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản đối với
37
Dương Đức Chính: Luật Phá sản 2004: Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện, Báo điện tử PL & Partners, 2013, http://pl-law.vn/tham-khao/thuc-tien-phap-ly/2990-luat-pha-san-2004-nhung-bat-cap-va-kien-nghi-hoan- thien.html, [truy cập ngày 21-10-2014].
38
Lê Trọng Dũng: Nên thay đổi cách nhìn về hiện tượng phá sản, Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, 2010,
http://www.thesaigontimes.vn/44341/Nen-thay-doi-cach-nhin-ve-hien-tuong-pha-san.html, [truy cập ngày 22-10- 2014].
doanh nghiệp mình nếu nhận thấy doanh nghiệp mình lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, nghĩa vụ này thường không được các chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm chỉnh mà thực tế chủ sở hữu doanh nghiệp luôn tìm mọi cách cứu vãn doanh nghiệp kể cả các biện pháp có tính mạo hiểm.
Lý do mà các chủ sở hữu doanh nghiệp e ngại tuyên bố phá sản doanh nghiệp của mình thường vì lo ngại sự sụp đổ dây chuyền và thất nghiệp hàng loạt, ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống của người lao động và ảnh hưởng tới sự ổn định xã hội. Bên cạnh đó, do bệnh thành tích các chủ sở hữu doanh nghiệp lo ngại nếu doanh nghiệp của mình bị coi là phá sản thì danh dự, uy tín bị ảnh hưởng, việc quản lý, điều hành bị phơi bày. Cách thức mà họ lựa chọn là không tuyên bố phá sản mà tự mình tái cơ cấu bằng cách cấp vốn bổ sung, hoãn nợ hoặc xóa nợ, phân tách, sáp nhập, cho thuê khoán. Hàng loạt hành động đó thực chất chính là sự can thiệp hành chính vào việc giải quyết tình trạng phá sản của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thứ ba, Luật Phá sản 2004 quy định còn khá nghiêm khắc đối với doanh nghiệp, chưa có những chính sách thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn trong kinh doanh. Luật Phá sản 2004 đã coi những người điều hành doanh nghiệp bị phá sản giống như tội phạm kinh tế. Theo quy định của Luật, chủ doanh nghiệp bị phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị Tòa án ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Đối với những người quản lý, điều hành doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bị tuyên bố phá sản sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào cũng như ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đồng thời Luật Phá sản 2004 còn quy định về nghĩa vụ trả nợ tiếp tục của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với các chủ nợ chưa được thanh toán nợ sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Có thể nói rằng, quy định như vậy vô tình đã làm hạn chế việc phá sản đi ngược với mục tiêu của Luật Phá sản 2004 đề ra là bảo vệ quyền lợi cho người lao động, các chủ nợ và chính doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ tư, do dư luận xã hội chưa thật sự có cái nhìn thiện cảm đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là hiện tượng khá phổ biến ở nước ta. Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, ta có thể dễ dàng chứng kiến đâu đó trên đường phố hay nghe người này người kia nhắc đến một
doanh nghiệp nào đó đang lâm vào tình trạng phá sản. Thường là một sự chỉ trách mỉa mai dè biểu cho sự thất bại của doanh nghiệp, có mấy ai tìm hiểu sâu xa về nguyên nhân của nó. Một doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản do nhiều nguyên nhân khác nhau: Có thể bị rủi ro, thiên tai, động đất, cháy rừng; có thể do yếu kém về năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh không phù hợp với điều kiện thị trường, quá tốn kém về thuê mướn nhân công; có thể bị cạnh tranh quyết liệt trên thị trường gia nhập WTO sự cạnh tranh với công ty nước ngoài rất có kinh nghiệm về chiếm lĩnh thị trường lại càng quyết liệt hơn; có thể nội bộ có tranh chấp giữa các thành viên công ty kiện tụng và tố cáo lẫn nhau.
Tóm lại phá sản mang đến áp lực tâm lý nặng nề cho chủ sở hữu doanh nghiệp khi cộng đồng chưa xem phá sản là chuyện bình thường trong kinh doanh. Thậm chí, nhiều trường hợp bị hình sự hóa các quan hệ dân sự. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Luật Phá sản 2004 còn nhiều điểm bất hợp lý.