Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 43 - 45)

lâm vào tình trạng phá sản cũng có quyền khiếu nại thủ tục thanh lý tài sản. Thời hạn khiếu nại là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

2.4. Những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

2.4.1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản là giai đoạn cuối cùng của trình tự giải quyết phá sản. Thẩm phán phụ trách vụ việc phá sản sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản theo các trường hợp mà pháp luật phá sản quy định. Quyết định tuyên bố phá sản dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, Tòa án phải gửi và thông báo công khai quyết định cho doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hằng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp. Đồng thời để đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, chủ sở hữu của doanh nghiệp này cũng được quyền khiếu nại quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Thời hạn khiếu nại là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

2.4.2. Nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản sản

Về nguyên tắc, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp sẽ giải phóng trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, bất kể giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp có đủ thanh toán cho các chủ nợ hay không. Tuy nhiên, phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Điều 90 Luật Phá sản 2004 quy định “Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có nghĩa vị khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp tài sản còn lại của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ tiếp tục

thanh toán phần nợ chưa được thanh toán bằng tài sản có được trong tương lai; nghĩa vụ này không bị giới hạn về thời gian.35

Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định này của Luật Phá sản 2004 nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như trách nhiệm của các thành viên hợp danh đối với nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp chưa được thanh toán. Nội dung pháp lý này phù hợp với tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Vấn đề này, pháp luật phá sản của một số nước (chẳng hạn như Nhật Bản) chỉ cho phép miễn trừ nghĩa vụ về tài sản đối với cá nhân kinh doanh bị phá sản khi họ muốn lệnh giải phóng nghĩa vụ thanh toán nợ của Tòa án. Muốn vậy, họ phải nộp đơn yêu cầu Tòa án miễn trừ nghĩa vụ thanh toán nợ. Tòa án xem xét có đủ điều kiện sẽ ra lệnh giải phóng nợ.

Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu những quy định của pháp luật nước ta về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doang nghiệp lâm vào tình trạng phá sản người viết đã phân tích làm rõ những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong từng giai đoạn của thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp. Từ đó thấy được pháp luật phá sản quy định về vấn đề này cũng khá phù hợp nhưng còn nhiều thiếu sót, bất cập ở một số điểm thông qua những hệ quả của quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Và hơn nữa, trên thực tế những quy định này có thực sự đi vào cuộc sống hay không và thực trạng về vấn đề này đang diễn ra như thế nào? Chính vì lẽ trên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, từ đó người viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ở nước ta hiện nay.

35

PGS-TS Dương Đăng Huệ, Đặc san chuyên đề về Luật phá sản, Tạp chí Tòa án nhân dân, NXB Tư pháp Hà Nội, 2004, tr.112.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 43 - 45)