Những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong giai đoạn thanh lý tài sản

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 42 - 43)

trả nợ cho các chủ nợ.

Như vậy, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục đem lại cho chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cơ hội và điều kiện để tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua khỏi nguy cơ phá sản. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục độc lâp trong quá trình tiến hành phá sản đối với doanh nghiệp.

2.3. Những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong giai đoạn thanh lý tài sản thanh lý tài sản

Khác với cách tiếp cận của Luật Phá sản 2004, Luật Phá sản 2014 coi tiến hành tuyên bố phá sản là tiền đề pháp lý cho việc thanh lý tài sản, có nghĩa là phải tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp sau đó mới có lý do để thanh lý tài sản của nó. Còn Luật Phá sản 2004 lại thừa nhận thủ tục thanh lý tài sản là thủ tục độc lập với thủ tục tuyên bó phá sản và đảo lộn thứ tự của chúng. Trình tự như Luật Phá sản 2004 quy định là không hợp lý. Nó dẫn đến cách hiểu thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là nội dung quan trọng hơn việc tuyên bố phá sản. Hơn nữa nó làm cho thủ tục phá sản trở nên rườm rà hơn.33

Luật Phá sản 2004 quy định thủ tục thanh lý tài sản được tiến hành bằng quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, khi có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thì Tòa án sẽ tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

“để giải phóng nợ” cho doanh nghiệp. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản là người có thẩm quyền ban hành quyết định mở thủ tục thanh lý. Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ được phân chia theo nguyên tắc và trật tự luật định, không chịu sự chi phối của bản thân các chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay các chủ nợ.34

Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thể hiện phán quyết của Tòa án về việc giải quyết các khoản nợ của Tòa án đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và các chủ nợ nên nó có liên quan đến quyền lợi không chỉ có của chính những chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản phải được gửi cho các bên có liên quan và có thể bị khiếu nại hoặc kháng

33

Diễn đàn sinh viên Đại học Luật Hà Nội: Điểm mới của thủ tục phá sản, http://sinhvienluat.vn/threads/diem- moi-cua-thu-tuc-pha-san.11785/, [truy cập ngày 29-09-2014].

34

nghị. Theo Luật phá sản hiện hành quy định thì các chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng có quyền khiếu nại thủ tục thanh lý tài sản. Thời hạn khiếu nại là hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 42 - 43)