Những bất cập của Luật Phá sản 2004 về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 49 - 52)

nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Đến nay, sau gần mười năm thi hành, Luật Phá sản 2004 đã thể hiện được vai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự.

Tuy nhiên, khi áp dụng Luật Phá sản 2004 vào thực tiễn cũng đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, làm cho công tác giải quyết các việc phá sản gặp nhiều khó khăn tốn nhiều thời gian và gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp mở thủ tục phá sản. Dưới đây người viết xin đi sâu vào phân tích từng khía cạnh bất cập về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thông qua những bất cập của Luật Phá sản 2004:

Thứ nhất, về vấn đề nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp còn phụ thuộc vào những chủ sở hữu khác, chứ không đơn thuần chỉ là quyết định của chủ doanh nghiệp, tức là phải được sự đồng ý và có ý kiến bằng văn bản của Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc những cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Bản thân chủ doanh nghiệp, nếu có muốn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp mà chưa có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý

hoặc cơ quan chủ quản cũng không thể nộp đơn được. Việc trì hoãn hay kéo dài việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía doanh nghiệp Nhà nước sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Rõ ràng, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ đến hạn không thanh toán được, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài…mà không tuyên bố phá sản, lại tiếp tục kéo dài, duy trì bộ máy như vậy sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn, kinh phí duy trì hoạt động. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến với loại hình doanh nghiệp Nhà nước.

Về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Luật Phá sản 2004 quy định khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì các cổ đông công ty cổ phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhưng không quy định cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền này. Theo người viết, Luật Phá sản 2004 không quy định cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không công bằng và làm mất đi quyền lợi của họ. Mặt khác, việc cho phép thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu có quyền này sẽ góp phần phát hiện sớm hơn khả năng mất thanh toán của doanh nghiệp qua đó Tòa án có thể can thiệp sớm nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Điều 23 Luật Phá sản 2004 có quy định “Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết.”

Trên thực tế, việc quản lý và kiểm tra về địa điểm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam còn lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động được một thời gian, sau đó thì mất tích tức là khi chuyển địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cũng không thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý được biết. Chính vì vậy khi có chủ nợ làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó thì Tòa án không xác định được trụ sở doanh nghiệp ở đâu. Trong những trường hợp này vừa rất khó xác định thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án và vừa không đủ điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu mở thủ tục phá sản.39

Có những trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu là người nước ngoài, sau khi kinh doanh thua lỗ bỏ về nước thì Tòa án cũng rất khó

39

Hà Thị Thanh: Một số bất cập của Luật Phá sản năm 2004, http://phapluatkinhdoanh.edu.vn/news/detail/mot-so- bat-cap-cua-luat-pha-san-nam-2004-136.html, [truy cập ngày 19-10-2014].

để xác định được địa chỉ của chủ sở hữu ở nước ngoài, để gửi thông báo. Hoặc giải sử, những chủ sở hữu là người nước ngoài có nhận được thông báo của Tòa án thì họ cũng không đến Việt Nam để giải quyết. Thậm chí có những trường hợp thực tế đã xảy ra đó là chủ sở hữu là người nước ngoài, sau khi nhận được thông báo của Tòa án, họ đồng ý đến Việt Nam giải quyết mọi vấn đề liên quan nhưng với điều kiện là phía Việt Nam phải đảm bảo cho họ xuất cảnh (rời khỏi Việt Nam) bất cứ lúc nào họ muốn.

Đối với những trường hợp như trên, Tòa án thường rất khó để giải quyết, trong khi với sức ép của người lao động và của các chủ nợ đòi hỏi Tòa án phải mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp để bảo đảm quyền và lợi ích của họ.

Có nhiều Tòa án đã áp dụng điểm 5 Điều 24 Luật Phá sản 2004 để trả lại đơn. Thực ra đây chỉ là biện pháp tình thế nhưng việc này gây nhiều khó khăn cho các chủ nợ đặc biệt là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khi mà diện tích nhà xưởng bị bỏ không, người thuê không sử dụng nhưng không thể thu hồi cho người khác thuê, công nhân không được trả nợ lương, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn phải thuê người bảo quản trông nom tài sản của doanh nghiệp.

Thứ ba, về việc xác định mở hay không mở thủ tục phá sản.

Khoản 1 Điều 28 Luật Phá sản 2004 quy định “ Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản”. Theo quy định thì Tòa án chỉ có thời hạn là ba mươi ngày để xác định việc mở thủ tục phá sản hay không. Thực tế, khi hồ sơ đến tay Thẩm phán thì thời hạn này chỉ còn khoảng hơn hai mươi ngày để xem hồ sơ và ra quyết định. Khoảng thời gian này thường không đủ để Thẩm phán xem xét hồ sơ, triệu tập các phiên họp cần thiết với sự tham gia của chủ sở hữu doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức khác có liên quan để xem xét những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp thật sự lâm vào tình trạng phá sản. Do vậy, việc triệu tập các phiên họp cần thiết thường bị bỏ qua và khi đó chủ sở hữu doanh nghiệp như mất đi quyền lợi và cơ hội thể hiện vai trò của mình trong giai đoạn này.

Thứ tư, về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Điều 9 của Luật Phá sản 2004 quy định đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Theo quy định tại Mục 5.1 Chương I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản đã không hướng dẫn cụ thể thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Còn tại Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2006 hướng dẫn việc áp dụng luật phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản hướng dẫn khi quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán chỉ gửi văn bản đề nghị cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản, đồng nghĩa, quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ phải ban hành sau. Từ các quy định trên, cho thấy có sự mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Chủ sở hữu doanh nghiệp thường hay bối rối và lúng túng trong việc cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản . Do vậy, việc phối hợp giữa Tòa án và doanh nghiệp thường bị chậm trễ do không cử được người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Tình trạng này đã dẫn đến việc không kịp thời thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã tạo ra lỗ hổng pháp luật cho chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung tẩu tán tài sản.

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 49 - 52)