Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 40 - 41)

Thẩm phán sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thành và Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ xây dựng một cách cụ thể, chi tiết phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và chuyển cho Thẩm phán xem xét trước khi trình ra Hội nghị chủ nợ. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh phải được thực hiện trong thời gian ba mươi ngày hoặc có thể kéo dài thêm khi có sự đồng ý của Thẩm phán nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và nộp cho Tòa án.

Theo quy định tại Điều 69 Luật Phá sản 2004 thì phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh như: Huy động nguồn vốn mới, thay đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất, tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bán lại cổ phần. Trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cũng phải nêu rõ các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thể được sửa đổi bổ sung theo sự thỏa thuận của các bên. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không được Hội nghị chủ nợ thông qua là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Có thể thấy chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là chủ thể duy nhất có nghĩa vụ xây dựng các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ nếu muốn được áp dụng thủ tục phục hồi. Bởi lẽ, vào thời điểm này chỉ có các chủ nợ là người hiểu rõ tình trạng tài chính, tình

hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ đưa ra được những giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Điều đó không những giúp doanh nghiệp có thể thực hiện những cam kết thanh toán nợ cho các chủ nợ mà còn là quyền lợi của chính bản thân doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.31

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 40 - 41)