Một số nhận xét những điểm mới của Luật Phá sản 2014 so với Luật Phá sản 2004 về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 52 - 59)

sản 2004 về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp và những người lao động trong doanh nghiệp mà còn tác động lớn đến các chủ thể khác là chủ nợ, đối tác và các thành phần khác trong nền kinh tế tùy vào quy mô của doanh nghiệp phá sản. Nhà nước thông qua pháp luật phá sản để can thiệp vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp nhằm giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo.40

Luật Phá sản 2004 mặc dù đã ra đời và có hiệu lực gần mười năm nhưng đã bộc lộ hàng loạt khiếm khuyết và hạn chế không phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Chính vì lẽ đó, ngày 19 tháng 06 năm 2014 tại kì họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản 2014 nhằm giải quyết những hạn chế trên. Luật này có hiệu lực thi hành kể

40

Nguyễn Thái Phúc: Luật phá sản-Những tiến bộ và hạn chế,

từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Luật Phá sản 2004. Luật Phá sản 2014 gồm 14 chương, 133 Điều với nhiều điểm mới nổi bật. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu người viết chỉ đề cập đến những điểm mới cơ bản liên quan về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:

Thứ nhất, định nghĩa rõ ràng tình trạng “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán” và thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa rằng “ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Khác với Luật Phá sản 2004 chỉ quy định chung chung “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.

Như vậy, Luật Phá sản 2014 đã đưa ra một khoảng thời hạn ba tháng để doanh nghiệp khi không có khả năng thanh toán thì chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tìm các phương thức khác để thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này phù hợp với kinh nghiệm lập pháp của một số nước khi cho phép doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thời hạn trể hạn thanh toán sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ, đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ. Từ quy định này, luật cho phép các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày khoảng nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Đồng thời Luật Phá sản 2014 cũng quy định rõ “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.” Tức là chỉ khi Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó mới bị coi là phá sản.

Thứ hai, về các chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước đã không còn được nhắc đến trong Luật Phá sản 2014 mà thay vào đó Luật Phá sản 2014 quy định bổ sung thêm một số chủ thể có nghĩa nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngoài chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp như Luật Phá sản 2004. Cụ thể, Luật Phá sản 2014 quy định “Chủ doanh nghiệp tư

nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”. Như vậy so với Luật Phá sản 2004, Luật Phá sản 2014 đã quy định theo hướng mở rộng phạm vi và nâng cao trách nhiệm cũng như vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp trong việc thực hiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để đảm bảo quyền lợi của họ và góp phần phát hiện sớm hơn khả năng mất thanh toán của doanh nghiệp.

Thứ ba, thay thế chế định Tổ quản lý, thanh lý tài sản bằng một chế định hoàn toàn mới là Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

Luật Phá sản 2004 quy định việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản do Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thành lập bởi quyết định của Thẩm phán đồng thời với quyết định mở thủ tục phá sản và chủ sở hữu doanh nghiệp có trách nhiệm cử người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp tham gia vào Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Thay thế quy định cũ, Luật Phá sản 2014 quy định về hoạt động của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp là người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì có quyền đề xuất chỉ định Quản tài viên và quản lý doanh nghiệp, thanh lý tài sản với Thẩm phán. Quy định trên tạo ra sự khách quan, chuyên nghiệp trong quá trình quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, đảm bảo thực hiện đúng trình tự quy định của pháp luật. Thế nhưng rõ ràng cho thấy với quy định mới này của Luật Phá sản 2014 đã hạn chế các chủ sở hữu doanh nghiệp thể hiện vai trò của họ trong giai đoạn này.

Thứ tư, thực tiễn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa án cho thấy, ngay sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán thường giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên và để các bên tự tiến hành thương lượng. Trong nhiều trường hợp, các bên thương lượng được với nhau và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để có căn cứ pháp lý cho việc tự thương lượng này Luật Phá sản 2014 bổ sung quy định về phương thức thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ. Tại

thời điểm trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ sở hữu của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản có quyền thương lượng với người yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải với tất cả các chủ nợ. Theo đó trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, chủ sở hữu của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn. Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá hai mươi ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật này. Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.

Luật Phá sản 2014 ra đời được đánh giá như là một cố gắng mới của các nhà lập pháp nước ta trong việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với hiện tượng kinh tế khách quan có vai trò không nhỏ này trong đời sống kinh tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, Luật phá sản 2014 vẫn chưa khắc phục được tất cả những điểm bất cập của Luật Phá sản 2004 mà những nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là Luật có đi vào thực tế và giải quyết được những bất cập trong giải quyết phá sản của doanh nghiệp hiện nay hay không, điều này không chỉ phụ thuộc vào khả năng của những nhà lập pháp mà còn do các cơ quan thi hành pháp luật và Tòa án thực hiện.41

41

Phạm Thị Thanh Huyền: Bàn về những điểm mới của Luật Phá sản năm 2014,

http://www.luatsurieng.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2676:ban-ve-nhung-diem-moi-cua- luat-pha-san-nam-2014&catid=141:bai-viet&Itemid=190, [truy cập ngày 19-10-2014].

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc thực hiện chủ trương “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình đáng khích lệ. Vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho kinh tế nước ta nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, để bảo vệ sự phát triển ổn định của kinh tế quốc gia thì vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tình trạng phá sản của các doanh nghiệp là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh. Do vậy, pháp luật phá sản là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh. Luật Phá sản 2004 ra đời được xem là sự tiến bộ của pháp luật phá sản Việt Nam. Cho đến nay, với vai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ. Luật Phá sản 2004 đã thực hiện tốt nhiệm vụ của nó trong việc đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể tham gia kinh doanh, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thua lỗ, không có khả năng thanh toán phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Trong đó vấn đề về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một trong những quy định khá đặc biệt và có ý nghĩa lớn trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước nói chung.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” người viết đúc kết được một số vấn đề sau:

Về mặt lý luận, bài nghiên cứu đã tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như: Có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tham gia hội nghị chủ nợ để trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trong vài trường hợp họ còn được giải phóng nợ khi doanh nghiệp lâm vào phá sản, nếu không đồng ý với các quyết định có liên quan thì có quyền khiếu nại theo quy định

của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật phá sản còn quy định trách nhiệm trả nợ quá nặng đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Luật Phá sản 2004 cho rằng việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một nghĩa vụ mà chưa thừa nhận đây là quyền của họ. Nhìn chung, vấn đề về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa được Luật Phá sản 2004 chú trọng và quan tâm đúng mức. Điều này có nhiều nguyên nhân như: Do quy định của luật chưa rõ, do các chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không biết bảo vệ chính mình. Xuất phát từ bản chất của phá sản là sự tất yếu của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta cần xóa bỏ định kiến xem chủ sở hữu của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như tội phạm. Ở đây cần thái độ thân thiện và biết cảm thông cho họ, xóa bỏ hẳn đi những định kiến xã hội vốn đã tồn tại trong lòng xã hội. Vì suy cho cùng chính chủ sở hữu đã giúp cho doanh nghiệp góp phần làm đa dạng nền kinh tế nước nhà, đem lại sự giàu sang cho đất nước, tạo công ăn cho biết bao người lao động.

Về mặt thực tiễn, nếu việc nghiên cứu một khía cạnh pháp luật mà không tìm hiểu về thực tế áp dụng sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng. Do đó, người viết cũng đã chú ý tìm hiểu việc áp dụng những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế. Tuy nhiên, qua tìm hiểu người viết biết được rằng tình hình thụ lý yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua không nhiều, số lượng doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Từ những số liệu thống kê về tình hình áp dụng Luật Phá sản 2004 trên cả nước và những nghiên cứu của người viết về mặt lý luận nói chung, người viết đã nhận thấy những quy định về vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong Luật Phá sản 2004 hiện nay vẫn còn một vài thiếu sót cần hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể là chưa có văn bản quy định những chế tài cụ thể để xử lý nếu chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện không nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; về việc thụ lý đơn thì Tòa án thường trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo điểm 5 Điều 24 Luật Phá sản 2004 khi không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp; mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản tạo ra lỗ hổng pháp luật cho chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung tẩu tán tài sản. Xuất phát từ những hạn chế chưa hoàn thiện đó của pháp luật, người viết đưa ra một số nhận xét về những điểm mới của Luật Phá sản 2014 về vai trò của chủ sở hữu

doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như: Đưa ra một khoảng thời hạn cho chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tìm các phương án khác để thanh toán

Một phần của tài liệu vai trò của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)