Thiết bị lắng trong nước mía:

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thực tập NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUÃNG NGÃI ppt (Trang 41 - 42)

Cấu tạo: ( hình 1.8)

Thân thiết bị lắng hình trụ, ống tròn, đày hình côn, bên trong thiết bị có bề mặt lắng hình côn hàn với thân máy tạo thành 7 ngăn, chính giữa bộ phận lắng có lắp một trục trung tâm ống đồng tâm có thể quay, trân trục có lắp cánh gạt bùn, trên tay đòn khuấy trộn có lắp các tấm gạt nước bùn.

- Kiểu thiết bị: Thiết bị lắng liên tục .kiểu lắng trọng lực  Đặc tính kỹ thuật:

- Chiều cao của thiết bị: 6m - Đường kính: 6m

- Diện tích lắng: 168m2 - Thể tích lắng: 140m3 - Chất trợ lắng: LT27

- Thể tích lắng duy trì: 80 – 100m3

- 1g chất trợ lắng/ 1 tấn nước mía với nồng độ 1 – 3ppm

- Vị trí bổ xung chất trợ lắng vào dung dịch nước mía là cho vào thùng hoà trộn rồi sau đó mới cho vào thiết bị lắng

- Nhiệt độ nước mía trước khi vào thiết bị lắng là 100 – 1050C - Nhiệt độ nước mía sau khi ra khỏi thiết bị lắng: 98 – 1000C  Nguyên tắc làm việc:

Nước mía sau khi gia nhiệt II đưa qua thiết bị tản khí rồi qua thiết bị lắng bằng đường ống theo phương pháp tiếp tuyến, cho thêm chất trợ lắng LT27. Trong dung dịch nước mía chất keo tụ mang điện tích âm, những anion của các chất này tương tác tĩnh điện với chât rắn không đường trong nước mía, hấp thụ nhiều hạt rắn rất bé vào kết cấu mạng lưới có phân tử lượng lớn của nó nên lắng nhanh, mặt khác trong nước mía có một lượng ít P2O5 và được cấp H3PO4 ở thùng nước mía hỗn hợp tạo CaHPO4 là chất hấp thụ tạp chất tốt, nếu lượng axit này đưa vào nhiều quá làm

trương bùn, nếu ít quá không đủ tạo kết tủa. Nước mía chảy vào ống trung tâm và dâng dần lên các ngăn, mỗi ngăn có bố trí các cánh gạt bùn ra các vách ngăn, nhờ các cánh gạt bùn sole nhau gạt xuống theo một rãnh lắng xuống dưới, tốc độ cánh khuấy 0.2 vòng/phút. Nước mía trong ở các ngăn được hút theo đường ống chảy về lưới lọc sàng cong để loại bọt, chủ yếu lấy nước trong ra ở các ngăn 2,3,4,5 ít lấy ngăn cuối cùng. Để theo dõi lượng nước vào và ra nhờ phao, công suất lắng phụ thuộc vào công suất ép. Nước chè trong sau khi qua lưới lọc về thùng chứa để bơm gia nhiệt lần III. Còn bùn đi qua thùng lọc chân không để lọc nước mía còn đọng lại.

Thao tác vận hành:

Chuẩn bị:

- Đóng van đáy, mở van xả chè - Kiểm tra tạp chất trong bề mặt lắng - Kiểm tra nguồn điện của động cơ

- Kiểm tra công tắc của thiết bị có linh hoạt không

- Mở van hơi nước mía ở đáy thiết bể làm nóng toàn bộ thiết bị lắng khoảng 5 phút

Vận hành:

- Khi nước mía vào thiết bị, mở van chất trợ lắng vào

- Mở van xả đáy của bể lắng về thùng bùn và trống lọc chân không - Khi nước mía trong thùng lắng lên 60 – 70m3 bắt đầu lấy chè trong - Mở từ từ các van lấy chè (từ dưới lên)

- Điều chỉnh van lấy chè đảm bảo chất lượng chè lấy ra không đục

- Thường xuyên kiểm tra van bùn, khống chế lượng bùn trong thùng tăng tính ổn định

Dừng máy:

- Sau khi nước mía trong được tháo hết ra thì đóng các van ở các tầng lắng lại, xả hết lượng nước bùn, đóng tất cả các van có liên quan, dừng môtơ cánh khuấy. Rửa sạch thiết bị, đường ống và cả khu vực sản xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo thực tập NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUÃNG NGÃI ppt (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w