Dự báo khả năng huy động nguồn vốn trong nớc

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đường bộ vùng miền núi phía bắc giai đoạn 2001- 2010 (Trang 59 - 62)

- Nguồn vốn nớc ngoài 179,21 4,

2. Dự báo khả năng thu hút vốn đầu t cho phát triển mạng lới giao thông đờng bộ vùng miền núi phía Bắc

2.1. Dự báo khả năng huy động nguồn vốn trong nớc

2.1.1. Nguồn vốn Ngân sách

Bao gồm nguồn từ ngân sách trung ơng và ngân sách địa phơng. Nguồn ngân sách trung ơng luôn là nguồn vốn cơ bản để phát triển giao thông đờng bộ của vùng miền núi phía Bắc. Ngân sách địa phơng góp phần hỗ trợ ngân sách trung ơng nhằm làm giảm bớt gánh nặng cho Chính phủ bằng cách cấp kinh phí xây dựng giao thông nông thôn cho các xã yếu kém trong địa phơng mình nằm ngoài danh sách đầu t của Nhà nớc, đồng thời hỗ trợ một phần cho các xã trung bình trong tỉnh để nâng cấp và bổ sung mạng lới giao thông đờng bộ thiết yếu.

Nguồn vốn ngân sách trung ơng chủ yếu dành cho:

- Nâng cấp các tuyến đờng huyện, cho xây dựng đờng vào khu căn cứ cách mạng, các vùng kinh tế quá khó khăn, các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao, làm nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA.

- Hỗ trợ vật t, kỹ thuật: các nhà máy làm đờng, xi măng…

- Ngoài ra ngân sách Nhà nớc còn gắn với các chơng trình quốc gia nh: chơng trình hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn, chơng trình xoá đói giảm nghèo…

Dự kiến nguồn ngân sách đáp ứng khoảng 40- 45% tổng nhu cầu vốn đầu t cho phát triển giao thông đờng bộ vùng miền núi phía Bắc.

2.1.2. Vốn vay tín dụng

* Vốn vay tín dụng u đãi:

Vốn tín dụng u đãi: là việc Nhà nớc sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn do Nhà nớc huy động để cho vay đầu t các dự án theo kế hoạch hàng năm nh các chơng trình mục tiêu phục vụ lợi ích quốc gia, các dự án đầu t quan trọng trong từng thời kỳ kế hoạch, nhng các dự án này phải đảm bảo có khả năng sinh lời, có khả năng hoàn trả đợc vốn vay cho Nhà nớc. Nhà nớc đã u đãi cho các dự án này vay vốn với thời gian tơng đối dài từ 10 năm trở lên, lãi suất thấp, điều kiện cho vay dễ dàng.

Quỹ Hỗ trợ phát triển hiện nay đợc Nhà nớc giao nhiệm vụ quản lý hoạt động cho vay u đãi của Nhà nớc.

- Nguồn vốn tín dụng u đãi đợc hình thành từ các nguồn vốn sau: + Vốn ngân sách Nhà nớc cấp hàng năm.

+ Vốn vay nợ, viện trợ nớc ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu t phát triển.

+ Vốn nhận uỷ thác của các quỹ đầu t, các tổ chức trong và ngoài nớc. - Các đặc điểm chính của tín dụng u đãi đợc thể hiện nh sau:

+ Nguồn vốn: chủ yếu thuộc ngân sách Nhà nớc.

+ Đối tợng cho vay: đợc Chính phủ quyết định cụ thể trong từng thời kỳ kế hoạch.

+ Phơng thức cho vay:

♦ Quỹ hỗ trợ phát triển trực tiếp cho vay và thu hồi nợ.

♦ Uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính cho vay và thu hồi nợ.

+ Lãi suất cho vay: theo quy định của Chính phủ áp dụng trong từng thời kỳ kế hoạch: Năm 1997- 1999: Lãi suất cho vay là 0,81%/ tháng đối với các khoản vay bằng VNĐ và 0,71%/ tháng đối với các khoản vay bằng USD. Từ năm

2000, lãi suất cho vay là 0,75%/ tháng (9%/ năm). Mới đây, Chính phủ ra quyết định giảm mức lãi suất xuống còn 0,58%/ tháng (7%/ năm).

Riêng vùng miền núi phía Bắc vẫn phải chịu mức lãi suất chung nh đối với các vùng khác trong cả nớc nhng do đây là một vùng kém phát triển nên Chính phủ sẽ hỗ trợ trả giúp một phần lãi suất.

+ Vốn tín dụng u đãi có vai trò quan trọng trong tái sản xuất mở rộng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng qua hệ hợp tác kinh tế quốc tế.

Đầu t cho giao thông vận tải, đối tợng u tiên để đầu t bằng vốn vay u đãi là các dự án xây dựng giao thông đờng bộ, vốn đối ứng cho các dự án có vốn nớc ngoài. Đây cũng là một nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nớc nên nó có một vai trò cũng hết sức to lớn, đặc biệt là đối với các dự án giao thông vận tải đờng bộ có hiệu quả cao. Nguồn vốn này nên hớng vào các xã, huyện có tiềm năng phát triển kinh tế và có ảnh hởng tới các xã khác của địa phơng.

* Vốn vay tín dụng thơng mại:

Vốn vay tín dụng thơng mại là vốn tín dụng đầu t của các ngân hàng thơng mại sử dụng cho các dự án để phát triển các doanh nghiệp, công ty. Ngân hàng Đầu t và phát triển chịu trách nhiệm huy động vốn, tiến hành thẩm định các dự án để quyết định cho vay theo lãi suất thoả thuận.

Vốn vay tín dụng ngân hàng có lãi suất hiện nay là 0,8%/ thángthời hạn vay tối đa là 10 năm. Do lãi suất không ổn định, thời hạn vay ngắn, nên trớc khi vay cần phải tính toán cân nhắc đến các dự án có khả năng thu hồi vốn nhanh và hiệu quả kinh tế, vì vậy, các dự án giao thông đờng bộ sử dụng vốn tín dụng thơng mại chủ yếu là các dự án giao thông đờng bộ có khả năng thu hồi vốn nhanh.

Dự kiến nguồn vốn tín dụng đáp ứng khoảng 10,5% tổng nhu cầu vốn đầu t cho vùng miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2001- 2010.

2.1.3. Nguồn vốn huy động trong dân

Là một vùng có nền kinh tế lạc hậu, ngời dân miền núi phía Bắc rất mong muốn có một hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là có một mạng lới giao thông đ- ờng bộ lu thông thuận lợi để mở rộng thị trờng miền núi, giao lu văn hoá… để từ đó nâng cao đời sống, giảm sự khác biệt mọi mặt trong vùng so với các vùng khác trong cả nớc. Mấy năm qua thực hiện mong muốn này, nhân dân miền núi phía Bắc đã tích cực tham gia thực hiện chơng trình đầu t theo phơng châm: "Trung ơng và địa phơng cùng làm, Nhà nớc và nhân dân cùng góp sức". Họ đã đóng góp sức ngời, sức của để cùng với các nguồn vốn khác xây dựng và cải tạo mạng lới giao thông đờng bộ của khu vực mình. Tiền của và ngày công lao động của ngời dân ở đây chiếm tỷ lệ khá lớn cho đầu t phát triển giao thông đờng bộ của vùng, trong đó chủ yếu là ngày công lao động.

Nguồn vốn huy động đợc bằng sự đóng góp của nhân dân trong vùng đợc sử dụng để nâng cấp các tuyến đờng xã, thôn, tuy nhiên trong những năm trớc mắt nguồn vốn này cha thể huy động đợc nhiều. Dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn này đáp ứng 25- 35% tổng nhu cầu vốn đầu t cho vùng miền núi phía Bắc.

Mặt khác, từ thực trạng huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân trong vùng đã cho thấy vai trò của nguồn vốn này là hết sức quan trọng trong các hình thức BOT, BT cha đợc phát triển tại vùng miền núi phía Bắc. Để trong thời gian tới nguồn vốn huy động trong dân chiếm khoảng 50% tổng số vốn đầu t thì cần phải quan tâm phát triển các hình thức BOT, BT để thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp t nhân đầu t vào cơ sở hạ tầng nói chung và cho giao thông đ- ờng bộ của vùng nói riêng.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới giao thông đường bộ vùng miền núi phía bắc giai đoạn 2001- 2010 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w