Khu Trung Nam Bộ

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 49 - 52)

Trung Nam Bộ ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bao gồm các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiến Phong. Những năm 1961 – 1968 phong trào giáo dục ở Trung Nam Bộ phát triển mạnh mẽ và đi vào nề nếp. Trường lớp mở ra nhanh chóng kịp thời đều khắp. “Ở Bến Tre sau đồng khởi chính quyền cách mạng được thành lập, có 22 xã liên hoàn với nhau tạo thành một vùng giải phóng rộng lớn ở các huyện Giồng Trôm,Châu Thành, Ba Tri,

Thạnh Phú, Bình Đại. Xã nào cũng có trường cấp I, dạy đến lớp 3, 4; có xã có trường cấp II dạy đến lớp 6, 7. Quy mô giáo dục khá lớn, mỗi xã có đến 500 – 700 học sinh.” [ Lịch sử Đảng bộ BT… tr.95]

Toàn khu Trung Nam Bộ cũng có trên 5 ngàn người theo học xoá mù chữ và bổ túc văn hoá. Tỉnh Bến Tre có đến hơn 1 ngàn lớp, nhóm học xoá mù chữ, bổ túc văn hoá của cán bộ, du kích và nam nữ thanh niên. Ở xã Hậu Mỹ – Mỹ Thành – Mỹ Tho có 800 – 1000 học sinh, thu hút cả học sinh vùng địch kiểm soát về học, ban đêm cán bộ và nhân dân đi học xoá mù chữ, bổ túc văn hoá. Bên cạnh các trường ở xã, ấp cho trẻ em, ở các tỉnh vùng Trung Nam Bộ còn mở trường tập trung, tổ chức lớp ngắn ngày bồi dưỡng văn hoá, chính trị cho thanh niên, cán bộ trực tiếp tham gia kháng chiến. Các tỉnh Trung Nam Bộ đều quan tâm mở lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ chủ chốt, thanh niên công – nông, trường Thiếu sinh quân, các lớp bổ túc văn hoá cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên cơ quan vẫn tiếp tục duy trì.

Từ năm 1962, Tiểu ban Giáo dục tỉnh, huyện, xã ở Trung Nam Bộ cũng được thành lập, nhờ hoạt động tích cực của các Tiểu ban Giáo dục nên quy mô giáo dục ngày càng mở rộng, có đủ hệ phổ thông và bình dân học vụ. Các trường lớp đều có hầm hào chống bom pháo, giáo viên phân tán và đối phó khi địch càn quét. Đến sau 1968 nhiều vùng giải phóng Trung Nam Bộ bị địch sử dụng pháo đài B52 ném bom, rải chất độc huỷ diệt các vùng nông thôn. Mỹ-ngụy tiến hành nhiều đợt càn quét dữ dội, gây khó khăn phức tạp cho cách mạng nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Nhiều thầy giáo phải "gác bút nghiên" trực tiếp cầm súng ra chiến trường; một số giáo viên ở lại vẫn cố gắng duy trì các lớp học, bình dân học vụ, luôn hướng về cách mạng, kiên trì tuyên truyền, giáo dục, trấn an tinh thần quần chúng nhân dân, nhờ vậy, dù địch càn quét, đánh phá liên tục, nhưng sự nghiệp giáo dục vẫn được duy trì. Năm 1971, ở tỉnh Tiền Giang cán bộ và du kích xã, ấp cùng nhân dân

xây dựng thêm trường học và tổ chức lớp học gần 1 ngàn lớp học bình dân học vụ theo cụm nhà dân. Đến 1974, các trường học ở vùng sâu nông thôn giải phóng tiếp tục được củng cố đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. "Tính đến cuối 1974 toàn tỉnh Tiền Giang có 10.500 học sinh phổ thông, gần 10 ngàn học sinh bổ túc văn hoá. Một số xã, ấp cơ bản đã xoá mù chữ" [LSĐB –tr.68].

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển giáo dục ở vùng giải phóng, cán bộ, giáo viên ở các địa phương khu Trung Nam Bộ còn tham gia tuyên truyền, đấu tranh chính trị chống càn quét, khủng bố, đàn áp giáo viên, đốt phá trường học. Ở tỉnh Kiến Phong đã vận động mở được "14 trường lớp với 841 học sinh và 133 học viên bổ túc văn hoá" [Giáo.. tr.209].

Sau năm 1972, quân dân ta giành những thắng lợi quyết định trên chiến trường cùng với các khu khác ở miền Nam, vùng giải phóng Trung Nam Bộ được mở rộng và không ngừng củng cố. Giải phóng đến đâu các địa phương chủ trương mở trường lớp đến đó; kiên trì mở lớp văn hoá bổ túc cho cán bộ, chiến sĩ, chọn gửi thanh niên đi học ở các lớp sư phạm do các tỉnh và Khu mở, củng cố thực lực giáo dục, chuẩn bị lực lượng giáo viên cho việc tiếp quản vùng giải phóng mới.

Khu Trung Nam Bộ tiếp nhận nhiều đoàn giáo viên cấp II, III từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa chi viện vào bổ sung cho toàn ngành giáo dục. Trong đó có một số cán bộ giáo viên quê ở miền Nam tập kết ra Bắc được học tập, đào tạo trở lại quê hương thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Những cán bộ, giáo viên chi viện miền Bắc cho miền Nam có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý giáo dục. Nhiều thầy giáo sau thời gian quen thuộc với chiến trường được cử làm trưởng Tiểu ban Giáo dục các tỉnh.

Khi được chi viện cán bộ giáo viên từ miền Bắc vào, tạo điều kiện thuận lợi cho Tiểu ban giáo dục các tỉnh Trung Nam Bộ vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Ở tỉnh Kiến Phong vùng giải phóng tỉnh mở được 44 trường với 2.340 học sinh, bổ túc văn hoá cho 1.455 cán bộ, chiến sĩ, đào tạo 136 giáo viên.

Giống như các khu giải phóng khác ở miền Nam, Trung Nam Bộ, nhiều cán bộ, giáo viên có lòng yêu nước, yêu ngành, giác ngộ cách mạng, lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, kiên trì vận động, thực hiện giáo dục cách mạng, chủ động vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào địa phương hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w