Giáo dục cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự định hướng, tố chức và lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 60 - 62)

hướng, tố chức và lãnh đạo của Đảng

Sự nghiệp giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng 1961 – 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam được thực hiện nhờ sự ủng hộ tham gia tích cực, trực tiếp của nhân dân. Nhân dân làm tiền đề cho phong trào giáo dục duy trì, phát triển, vừa là đối tượng vừa là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục cách mạng. “Suốt những năm kháng chiến gian khổ, giáo dục cách mạng miền Nam, có lúc gặp khó khăn, có lúc thuận lợi nhưng luôn luôn là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân đấu tranh chống lại nền giáo dục phản động của địch, xây dựng nền giáo dục cách mạng” [Giáo dục…,tr.350] Nhân dân che chở, giúp đở chăm lo cuộc sống cho giáo viên và học sinh để duy trì nhiệm vụ dạy – học. Sức mạnh và sự sáng tạo của nhân dân góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng – đó là sức mạnh của tòan dân, tạo nên sức sống mãnh liệt của nền giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng. Sự nhgiệp giáo dục đã dựa hẳn vào nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, trên cơ sở phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và truyền thống hiếu học của dân tộc. Tinh thần hiếu học và lòng tin yêu của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, giáo viên được phát huy, sẵn sàng giúp

đở, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục phát triển trong mọi tình huống. Sự nghiệp giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam thực sự góp phần xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tuyên truyền vận động thu hút các tầng lớp nhân dân, ngả về cách mạng, phân hoá được kẻ thù. Các cấp lãnh đạo quản lý sự nghiệp giáo dục luôn luôn vận dụng quan điểm quần chúng của Đảng dựa vào quần chúng để xây dựng phong trào giáo dục. Quan điểm quần chúng còn biểu hiện ở chỗ tin vào khả năng, tính cách mạng và sức sáng tạo to lớn của nhân dân. Nhiều hình thức giáo dục sáng tạo phù hợp với từng vùng, từng địa phương và hoàn cảnh khác nhau được phát huy. Nơi nào giáo dục cách mạng dựa vào quần chúng nhân dân dù khó khăn mấy vẫn duy trì và phát triển. Giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng xác định đối tượng đào tạo chủ yếu bấy giờ là con em nhân dân lao động (bao gồm cả con em cán bộ kháng chiến, công – nông và bộ đội). Vì vậy, ngoài việc tổ chức các lớp phổ thông, bình dân học vụ, nhiều địa phương còn mở trường cho thanh thiếu niên công – nông, thiếu sinh quân… Điều đó chứng tỏ Đảng đã kết hợp quan điểm quần chúng và quan điểm giai cấp trong sự nghiệp giáo dục cách mạng, nhờ đó sự nghiệp giáo dục cách mạng tạo thêm sức sống mạnh mẽ vượt qua những khó khăn để duy trì, phát triển, góp phần đào tạo những lớp người có đạo đức, ý thức giác ngộ cách mạng, nhận rõ vai trò nhiệm vụ của mình vượt qua mọi khó khăn gian khổ kiên quyết chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương Cục đến cơ sở, hệ thống tổ chức quản lý chỉ đạo công tác giáo dục ở vùng giải phóng từng bước được thành lập và được củng cố trên phạm vi toàn miền Nam. Ngoài ra sự nghiệp giáo dục còn được sự chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận, chính quyền địa phương. Để có đông người học, các cấp ủy Đảng, Hội phụ nữ giải phóng, Đoàn thanh niên giải phóng miền Nam, Hội mẹ chiến sĩ đã

vận động con em mình đến lớp, bản thân họ cũng gương mẫu tham gia học tập tích cực. Sự chỉ đạo kiên quyết nhạy bén các cấp uỷ Đảng, chính quyền cách mạng và Mặt trận các cấp đưa sự nghiệp giáo dục vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để xây dựng và phát triển giáo dục, các cấp uỷ Đảng luôn quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và nhân dân làm cho mọi người hiểu rõ vai trò của giáo dục trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tạo niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, vượt qua mọi hy sinh gian khổ đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục cách mạng. Có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng từ Trung ương Cục đến cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận định đúng đặc điểm, tình hình của các địa phương, tuỳ hoàn cảnh đề ra chủ trương đúng đắn, kịp thời đưa phong trào giáo dục ở vùng giải phóng ngày càng phát triển.

Bên cạnh những thành tựu đạt được giáo dục cách mạng vùng giải phóng những năm 1961 – 1975 có một số hạn chế như: lượng giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa chủ động trong xây dựng chương trình, sách giáo khoa cho các lớp bình dân học vụ, phổ thông sách giáo khoa chủ yếu sử dụng từ miền Bắc đưa vào có những nội dung chưa phù hợp với giáo dục cách mạng trong điều kiện chiến tranh. Trường lớp phổ thông sau khi địch càn quét đốt phá chậm được xây dựng lại, lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên thay đổi địa điểm công tác để giữ bí mật rất khó khăn cho việc bám sát địa bàn, duy trì phát triển phong trào giáo dục. Những hạn chế nói như trên xuất phát từ những điều kiện khách quan trong chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w