Sự nghiệp giáo dục cách mạng góp phần không nhỏ vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc của dân tộc.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 55 - 58)

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc của dân tộc.

Sự nghiệp giáo dục cách mạng trong những năm 1961 – 1975, đã góp phần không nhỏ vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Trong điều kiện khó khăn, ác liệt của cuộc chiến, công tác giáo dục ở vùng giải phóng vẫn được duy trì, củng cố và phát triển, để giáo dục lòng yêu nước, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ, chiến sĩ cho cách mạng. Sự nghiệp ấy, đã thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng, phát triển phong trào giáo dục và chống đế quốc Mỹ bảo vệ tổ quốc. Sự nghiệp giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam được thực hiện linh hoạt, sáng tạo vào tận các vùng sâu, vùng căn cứ an toàn để xây dựng cơ sở đào tạo bồi dưỡng lực lượng cách mạng và giáo dục quần chúng nhân dân. Vì vậy đã góp phần đập tan những âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

– giáo dục, chính trị, củng cố chính quyền cách mạng và cổ vũ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở vùng giải phóng.

Giáo dục cách mạng miền Nam ở vùng giải phóng, những năm 1961 – 1975 mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc. Công tác giáo dục bình dân học vụ và phổ thông đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cho cách mạng, tạo niềm tin cho nhân dân, bổ sung những cán bộ, chiến sĩ cho cách mạng ngày càng đông, tạo thế lực và hậu phương vững chắc cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc. Tất cả những thành tựu trên đều xuất phát từ quan điểm đúng đắn của Đảng bộ miền Nam. Giáo dục cách mạng vừa đào tạo cán bộ, chiến sĩ vừa nâng cao trình độ cho quần chúng nhân dân, phục vụ cho kháng chiến. Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục, các địa phương miền Nam luôn năng động sáng tạo, tuỳ theo tình hình cụ thể của cuộc chiến. Hai hình thức lớp học bình dân học vụ và phổ thông luôn được duy trì, phát triển, lớp bình dân hoc vụ với hai ngành học xoá mù chữ và bổ túc văn hoá luôn giữ vị trí hàng đầu trong công tác giáo dục, dù địch đánh phá ác liệt. Bậc giáo dục phổ thông ở vùng giải phóng đuợc duy trì và phát triển rộng khắp khi vùng giải phóng mở rộng, lớp học duy chuyển linh hoạt, có lúc tập trung, ở nhà dân hoặc dưới hầm địa đạo… Với mạng lưới lớp trường lớp ấy cùng với tinh thần “cách mạng bám dân, thầy bám trường, học sinh bám lớp” đã tạo nên sức sống mạnh mẽ của sự nghiệp giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng, qua đó đã xuất hiện nhiều địa phương tiêu biểu điển hình.

Trong điều kiện khó khăn, gian khổ sự nghiệp giáo dục cách mạng vẫn cố gắng cung cấp một cách khá đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu học tập giảng dạy cho giáo viên và học sinh. Công tác xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu luôn được quan tâm, trong chương trình học phổ thông một số địa phương đã tìm cách hạn chế, phê phán nội dung giáo dục phản động của Mỹ-

ngụy; điều chỉnh sách giáo khoa miền Bắc đưa cho phù hợp với đặc điểm giáo dục cách mạng trong kháng chiến… Nội dung chương trình, sách tham khảo phù hợp với từng đối tượng người học và địa phương cụ thể, trong điều kiện chiến tranh ác liệt kéo dài. Việc chuẩn bị tài liệu, sách giáo khoa, phục vụ giảng dạy, học tập phù hợp cho từng lớp, từng đối tượng học tập được đặt ra từ rất sớm khi Tiểu ban Giáo dục thành lập và không ngừng bổ sung hoàn thiện. Tất cả góp phần tích cực vào phát triển của sự nghiệp giáo dục cách mạng. Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng cổ vũ tinh thần và tạo niềm tin cho nhân dân. Niềm tin đó tạo thêm sức mạnh cho nhân dân đấu tranh chống lại nền giáo dục phản động của Mỹ-ngụy. Mặt khác, công tác đào tạo giáo viên luôn được quan tâm, các trường sư phạm được mở ra hầu hết ở các tỉnh miền Nam, đào tạo hàng chục ngàn giáo viên – lực lượng cơ bản nồng cốt cho giáo dục cách mạng. Số lượng giáo viên được đào tạo cùng với lực lượng giáo viên chi viện từ miền Bắc vào, tạo thành đội ngũ cán bộ, giáo viên đông đảo đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục ở các địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực sự trở thành nhiệm vụ chiến lược của công tác giáo dục – Thực tiễn sự nghiệp giáo dục cách mạng miền Nam những năm 1961 – 1975 đã chứng minh điều đó và vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ở nước ta hiện nay. Giáo viên là lực lượng cơ bản luôn giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển, chủ thể trong các hoạt động của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. “Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới không thể hoàn thành được, những giáo viên đều hăng hái đứng dưới lá cờ cứu nước của Bác Hồ ”. [Hồ Hữu Nhựt –tr.142] Giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về tư tưởng, chính trị; công tác vận động quần chúng và chuyên môn nghiệp vụ. Trong kháng chiến chống Mỹ, sự nghiệp giáo dục tồn tại và phát triển nhờ vào đội ngũ giáo viên trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên

cường dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên luôn được chú trọng, được tiến hành thường xuyên, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm ngày càng nâng cao. Ý chí cách mạng lòng quyết tâm của cán bộ, giáo viên hết lòng phục vụ nhân dân, tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn gian khổ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Họ là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá giáo dục, trong “bom càn, pháo dội” vẫn bám trường, bám lớp, cống hiến âm thầm để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình. Tất cả vì lý tưởng chung của dân tộc chiến đấu trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, góp phần giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do thống nhất Tổ quốc. Cán bộ, giáo viên dựa vào dân mà sống, được nhân dân nuôi dưỡng đùm bộc, đó là sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ, giáo dục cách mạng vùng giải phóng chú trọng đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, khơi dậy lòng căm thù giặc và tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng, xác định rõ vị trí tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cán bộ, giáo viên đã thực sự là tấm gương sáng cho lòng trung thành với cách mạng và tinh thần dũng cảm yêu nước, biến mỗi trường học thành một pháo đài, chống Mỹ-nguỵ. Qua đó, họ đã thực sự trưởng thành và trở thành lực lượng nồng cốt đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ giáo dục sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w