Giá trị bền vững của giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam với quá trình thực hiện công tác giáo dục và đào tạo ở Nam Bộ

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 62 - 69)

miền Nam với quá trình thực hiện công tác giáo dục và đào tạo ở Nam Bộ hiện nay

Những thành quả giáo dục cách mạng ở vùng giải phóng những năm 1961 – 1975 có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riênghiện nay.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn lần thứ X của Đảng đã đánh giá về tình hình yếu kém, tụt hậu của công tác giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long – Tây Nam Bộ một vùng chiến lược của cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Việc xã hội hóa giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp; chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để giáo dục và đào tạo ở vùng này tụt hậu kéo dài so với các vùng khác trong cả nước.” [ĐCSVN Văn Kiên ĐHĐBTQ lần thứ X , Tr.171]

Trước hết là sự quan tâm chưa đúng mức của bản thân ngành giáo dục trong việc đầu tư xây dựng tường lớp, đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên. Vùng Tây Nam Bộ chiếm hơn 21% dân số cả nước, là trung tâm dựa lúa và xuất khẩu nông sản của quốc gia, thế nhưng đến 2006 chỉ vẻn vẹn có 7 trường đại học (đại học Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, đại học Sư phạm Đồng Tháp, đại học cộng đồng Trà Vinh; đại học dân lập Tây Đô và đại học dân lập Cửu Long) Số lượng thí sinh thi vào các trường đại học khu vực này hằng năm rất lớn nhưng số điểm lại rất nhỏ so với tất cả các trường đại học trong cả nước. Điều đó cho thấy chất lượng dạy học ở vùng Tây Nam Bộ thấp hơn so với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, trong khi những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước vùng Tây Nam Bộ giáo dục cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất miền Nam. Sau ngày miền Nam giải phóng 1975 đất nước thống nhất, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ đã đầu tư cơ bản cho giáo dục và đào tạo, tạo đà cho giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển mạnh mẽ như

ở Sài Gòn, Đà Nẵng hằng năm đã đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lớn cho toàn miền Nam. (nhưng so với Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ thì còn nhiều hạn chế về sự đồng đều trình độ của học sinh, sinh vên. Đây chỉ là sự so sánh tương đối để thấy được sự phát triển giáo dục của Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ phát triển hơn so với Tây Nam Bộ từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chứ không so sánh với vùng đất “địa linh nhân kiệt” miền Bắc có lịch sử truyền thống học tập lâu đời và những kinh nghiệm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.)

Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nhưng những đau thương mất mác vẫn còn, nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ ở vùng nông thôn sâu, vùng xa Nam Bộ, chưa có điều kiện cho con em đi học đến nơi đến chốn. Dù trong kháng chiến gian khổ họ đã hy sinh bản thân mình góp phần giải phóng dân tộc, mong ngày hòa bình con cháu được ấm no, học hành. Nhân dân Nam Bộ đánh thắng được giặc Mỹ xâm lược nhưng cuộc chiến với “giặc dốt”, đến ngày nay vẫn còn dai dẵng.

Chăm lo cho đời sống nhân dân không chỉ là vật chất mà còn cả tinh thần, đảm bảo đủ những điều kiện cơ bản để học tập nâng cao trình độ – đó cũng chính là đáp ứng và thực hiện quyền cơ bản của con người. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Khi xã hội còn quan tâm thật sự đến giáo dục và coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì xã hội ấy bước vào những nấc thang của sự phát triển, đất nước hưng thịnh “phi trí bất hưng”. Ngược lại quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành và dư luận xã hội thiếu thiện chí, thờ ơ hoặc chỉ trích giáo dục đương đại hay phủ nhận những giá trị, thành quả giáo dục cách mạng và hiện tại mang lại sẽ làm cho nền giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tụt hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Chiến tranh ác liệt để lại những hậu quả nặng

nề cho nhân dân miền Nam, nhưng khi miền Nam hoàn toàn giải phóng hầu hết các tỉnh Nam Bộ đã tiếp quản gần như nguyên vẹn những cơ sở vật chất giáo dục của Mỹ-ngụy, hơn nữa sự nghiệp giáo dục miền Nam sau ngày giải phóng đã kế thừa những kinh nghiệm quí báo của giáo dục cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trường kỳ.

Trong kháng chiến chống Mỹ dù bộn bề công việc, nhưng Trung ương Cục và Tiểu ban Giáo dục miền Nam luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục trong vùng giải phóng, vùng tạm chiếm và vùng ven tranh chấp. Sự quan tâm sâu sát và đúng mức đó mang lại hiệu quả, kinh nghiệm cho giáo dục cách mạng mà giáo dục hiện tại ở miền Nam nói chung và Tây Nam Bộ phải học tập, noi theo. Những năm chiến tranh ác liệt công tác vận động tuyên tuyền được phát huy đến mức cao nhất, các cán bộ, giáo viên đến từng nhà dân vận động con em đi học tạo thành một phong trào học tập sôi nổi; trong khó khăn bom đạn, đói cơm thiếu muối nhưng phong trào giảng dạy – học tập vẫn liên tục duy trì, phát triển. Nhân dân học trước hết để bản thân biết đọc, biết viết dần dần nâng lên cấp I, II hiểu biết về lý tưởng cách mạng, cuộc chiến tranh chính nghĩa của Đảng và nhân dân ta, từ đó tự nguyện theo cách mạng và trở thành những người cộng sản kiên trung, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, sự nghiệp giáo dục ở Tây Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chung chưa phát huy một cách hiệu quả những kinh nghiệm đó, lòng nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nghề; lương tâm trách nhiệm và đạo đức của người giáo viên xã hội chủ nghĩa phần nào bị gia giảm trong điều kiện kinh tế thị trường!

Sự yếu kém của giáo dục và đào tạo ở Tây Nam Bộ sau ngày giải phóng so với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành và nét văn hóa, phong tục đặc trưng của miền đất Nam Bộ. Khác với Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ là

vùng đất mới, được thiên nhiên ưu đãi, ít thiên tai, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đất đai màu mỡ. Lich sử, văn hóa đã hình thành hằng trăm năm với xã hội cộng cư người Kinh, Hoa, Khơme, Chăm tạo nên một phong cách lối sống của người dân Nam Bộ có nét đặc trưng khua biệt so với các vùng, miền trong cả nước. Đó là lối sống giản dị, mộc mạc, chân thành phóng khoáng, nhưng cũng ỷ lại, dựa dẫm vào thiên nhiên, bằng lòng với cuộc sống thực tại, ngại vượt khó phấn đấu vươn lên, cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, ít xem trọng học vấn, học chỉ mong biết đọc, biết viết là đủ? Những thành quả giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ chưa được trân trọng phát huy thật sự trong thời bình. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mọi người cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn để học tập, rèn luyện phục vụ cách mạng; trong thời bình điều kiện trường lớp tốt hơn gấp nhiều lần, nhưng chất lượng giáo dục thực chất còn nhiều hạn chế – đó không chỉ là tình trạng chung của toàn bộ sự nghiệp giáo dục cả nước hiện nay mà còn ở ngay tâm lý, đặc trưng riêng của đồng bào Nam Bộ. Từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, hằng nghìn giáo viên ở miền Bắc vẫn được liên tục bổ sung vào hầu hết các trường học phổ thông Nam Bộ, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng cho đến những năm 90 của thế kỷ XX. Sự hẩng hụt giáo viên phổ thông chỉ được giải quyết một cách cơ bản, nhờ vào việc mở các trường sư phạm ở tất cả các tỉnh, thành Nam Bộ. Điều này thể hiện sự vận dụng những kinh nghiệm giáo dục cách mạng trong điều kiện hòa bình, nhằm đáp ứng kịp thời một đội ngũ đông đảo cán bộ, giáo viên phục vụ nhu cầu học tập rất lớn của nhân dân. Tuy nhiên, nó cũng gây ra hậu quả mà ngành giáo dục Nam Bộ cho đến nay vẫn khó có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn. Đó là đào tạo cấp tốc các giáo viên cấp I và II theo chương trình 9 +1, 9+ 3, 12 + 2, mà nguồn tuyển chọn rất dễ dãi theo quan niêm xã hội những năm 80 “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Những

giáo sinh tuyển vào trường sư phạm là những thí sinh đã thi trượt ở các trường đại học y dược, bách khoa, kinh tế… vào sư phạm là “con đường cùng” theo quan niệm của xã hội và nhiều học sinh lúc bấy giờ. Không có lòng yêu nghề và động cơ không rõ ràng khi chọn ngành sư phạm, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho nghề nghiệp cao cả, xem nhẹ giáo dục, năng lực học tập hạn chế… những yếu tố đó đã đào tạo ra một đội ngũ giáo viên phổ thông mà những sản phẩm giáo dục phổ thông của họ tạo ra ở Tây Nam Bộ hiện nay chất lượng thấp nhất so với tất cả các vùng trong cả nước – điều mà nhà bác học Lê Quí Đôn đã nhắn nhủ những người làm công tác giáo dục trong mọi thời đại: “Thầy giáo tuyệt đối, tuyệt đối, tuyệt đối không được sai lầm, nếu sai lầm thì làm chết cả một thế hệ”. (Mặc dù hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực chuẩn hóa đội ngũ giáo viên phổ thông cho đạt chuẩn.) Giáo dục Nam Bộ thừa hưởng truyền thống hiếu học của dân tộc và những kinh nghiệm quí báo của giáo dục cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng không phát huy được hiệu qủa trong điều kiện hòa bình, buộc thực tế phải thừa nhận và được Đảng khẳng định.

Ngoài nguồn giáo viên chất lượng thấp được đào tạo ra trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX, còn do tâm lý của người dân Nam Bộ trong việc định hướng học tập cho con em mình ở tương lai, gia đình và xã hội thiếu sự quan tâm, chưa tạo thành một phong trào giáo dục mạnh mẽ như đã từng diễn ra trong lịch sử – đó chính là sức cản lớn mang tính xã hội làm cho nền giáo dục Tây Nam Bộ tụt hậu so với cả nước. Việc đầu tư cho giáo dục thiếu tính đồng bộ cũng là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng giáo dục và đào tạo ở Nam Bộ. Đầu tư cho giáo dục không chỉ kết cấu hạ tầng mà phải đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, chương trình… sao cho phù hợp với đối tượng từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa ở khu vực Tây Nam Bộ. Điều kiện xã hội thay đổi công tác giáo dục cũng phải thay đổi trên

cơ sở đánh giá một cách đầy đủ về đặc điểm tự nhiên, tâm lý của nhân dân; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên những người trực tiếp làm công tác giáo dục, có chính sách hỗ trợ giáo viên về đời sống vật chất, phụ cấp, kinh phí học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực hiện miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thưộc diện chính sách và học sinh giỏi… (Vì trên thực tế có nhiều học sinh giỏi thi đỗ đại học nhưng gia đình không đủ điều kiện về tài chính cho con em tiếp tục theo học) Đó là hệ qủa chính thiên nhiên ưu đãi và phong cách, lối sống đặc trưng Tây Nam Bộ đưa lại, hầu hết những gia đình nông dân Nam Bộ không dự trữ tài chính cho con em mình học tập trong tương lai, cũng như quan niệm về học vấn cao không được đặt là vấn đề quan trọng của đời sống xã hội. Những quan niệm lạc hậu vẫn còn tồn tại trong không ít gia đình nông dân ở Nam Bộ hiện nay rằng: “chữ không thể ăn được mà lúa gạo mới có thể ăn được” “lấy thúng đựng lúa chứ không ai lấy thúng đựng chữ”. Hiện nay, quan niệm lạc hậu ấy đã dần dần thay đổi, khi dân số ngày càng tăng, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp, nhường chỗ cho đất thổ cư, nạn thất nghiệp của con em nông dân gia tăng thì nhu cầu học tập để tìm cuộc sống cho tương lai mới thật sự bắt đầu, điều đó cũng đồng nghĩa với sự tụt hậu xa hơn về thời gian, chất lượng giáo dục và đào tạo so với các vùng trong cả nước.

Vận dụng những kinh nghiệm giáo dục cách mạng của Đảng trong điều kiện kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm kết hợp với những quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục, đưa giáo dục Tây Nam Bộ và toàn Nam Bộ phát triển ngang bằng với cả nước là một yêu cầu cấp bách hiện nay, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn

chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất – kỹ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này. Phấn đấu đưa các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân chung của cả nước.” [ VK X , tr.209] Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tiến hành công tác vận đông, động viên con em đến lớp, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình tạo điều kiện thuận lợi, cho các học sinh, sinh viên an tâm học tập – hỗ trợ kinh phí học tập, khuyến khích khen thưởng những cá nhân có thành tích thật sự xuất sắc trong học tập, nghiên cứu. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, cán bộ, thầy cô giáo bằng chức năng, nhiệm vụ của mình với lòng yêu nghề, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hoàn thành nhiệm vụ cao cả, vẻ vang được Đảng và nhân dân giao phó. Khắc phục tình trạng chạy đua theo thành tích, hạ thấp chất lượng giáo dục và đào tạo, gây nên dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng Tây Nam Bộ; xây dựng một môi trường giáo dục mang tính xã hội, cụ thể nội dung xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện học tập suốt đời cho mọi cá nhân, tổ chức xã hội. Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục và đào tạo các cấp quản lý giáo dục cần giám sát kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả đào tạo; khắc phục tình trạng quan liêu, tiêu cực trong quản lý chỉ đạo giáo dục và đào tạo, báo cáo thiếu trung thực của các đơn vị, cơ sở đào tạo nhằm chạy đua thành tích. Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí thi đua, áp dụng phù hợp cho từng vùng nông thôn, thành thị, miền núi. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ở từng địa phương vận dụng thực hiện tuỳ theo điều kiện thực tế, tránh chạy đua theo thành tích theo những vùng, miền đã có truyền thống học tập lâu đời.

Một phần của tài liệu đảng bộ miền nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục ở vùng giải phóng 1961 – 1975 (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w